BÁO CÁO SỰ CỐ Y KHOA TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ NĂM 2020

Quang Phát Kiều 1, Huy Ngọc Nguyễn 2,, Thị Kim Ngân Nguyễn 3, Quang Ân Nguyễn 4
1 Trung tâm y tế huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ
2 Sở y tế Phú Thọ
3 Trường đại học Y tế công cộng
4 Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Báo cáo sự cố y khoa là một vấn đề mới đối với y tế Việt Nam, minh chứng nổi bật nhất chính là số liệu về báo cáo sự cố y khoa của nước ta được công bố còn ít hơn rất nhiều so với các nước khác và so với thực tế nó xảy ra. Mong muốn bước đầu đưa ra những số liệu có cơ sở khoa học về vấn đề báo cáo sự cố y khoa, giúp cho công tác cải tiến chất lượng bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ nói riêng và chất lượng dịch vụ y tế nói chung cho nước nhà. Nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích số liệu thứ cấp là toàn bộ các báo cáo sự cố y khoa của bệnh viện từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020. Có 365 sự cố y khoa được NVYT của bệnh viện báo cáo. Trong đó: Điều dưỡng thực hiện báo cáo 62,7%; Cán bộ thuộc chuyên môn khối nội báo cáo 52,6%; Hình thức báo cáo tự nguyện 97,5%; Một số thông tin ghi nhận trong báo cáo sự cố: mô tả ngắn gọn về sự cố 100%, xử trí ban đầu 87,9%, khoa điều trị của người bệnh 55,6%, thông báo sự cố tới người bệnh 47,7%; ghi nhận sự cố vào hồ sơ bệnh án 23,8%, thông báo sự cố tới người nhà 14,0%, thông báo sự cố tới bác sỹ 7,1%. Sự cố y khoa được báo cáo là vấn đề khó của bệnh viện, báo cáo tự nguyện đã được nhân viên y tế thực hiện, thông tin trong báo cáo đa phần còn chưa đầy đủ theo yêu cầu báo cáo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Bích Bo (2017), "Nghiên cứu về kiến thức hành vi thái độ của nhân viên y tế về báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện Thủ Đức năm 2017", Luận văn thạc sỹ.
2. Nguyễn Thị Thu Hà (2019), "Thực trạng báo cáo sự cố y khoa và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí giai đoạn 2013-2019". Luận văn thạc sỹ quản lý bệnh viện.
3. Phan Thị Hằng (2018), "Đánh giá thực trạng báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện Hùng Vương - Thành phố Hồ Chí Minh", Diễn đàn QLCL- Cục Quản lý KCB lần thứ 4.
4. Nguyễn Thị Kim Yến (2015), "Nghiên cứu phân tích hành vi báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện Từ Dũ", Luận văn thạc sỹ.
5. R. F. AbuAlRub, N. A. Al-Akour, N. H. Alatari (2015), "Perceptions of reporting practices and barriers to reporting incidents among registered nurses and physicians in accredited and nonaccredited Jordanian hospitals", J Clin Nurs. 24(19-20), tr. 2973-82.
6. X. Gao, et al (2019), "Implications from China patient safety incidents reporting system", Ther Clin Risk Manag. 15, tr. 259-267.
7. S. Toyabe (2015), "Characteristics of Inpatient Falls not Reported in an Incident Reporting System", Glob J Health Sci. 8(3), tr. 17-25.
8. J. Mira et al (2014), "Hospital Reputation and Perceptions of Patient Safety", Medical Principles and Practice. 23(1), tr. 92-94.