ĐÁNH GIÁ NHU ĐỘNG THỰC QUẢN THEO PHÂN LOẠI CHICAGO 4.0 Ở BỆNH NHÂN CÓ TRIỆU CHỨNG TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN

Nguyễn Thị Trang1, Đào Việt Hằng1,2,, Đào Văn Long1,2
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Viện Nghiên Cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả tỉ lệ các nhóm nhu động thực quản theo Chicago 4.0 và so sánh triệu chứng lâm sàng, hình ảnh nội soi giữa các nhóm trên những bệnh nhân có triệu chứng trào ngược dạ dày – thực quản (TNDDTQ). Phương pháp: Nghiên cứu mô tả trên 300 bệnh nhân có triệu chứng TNDDTQ được đo áp lực nhu động thực quản độ phân giải cao (HRM) trong từ tháng 05/2022 đến tháng 8/2022 tại Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật. Kết quả: Tuổi trung bình là 48,6 ± 13,2 và nữ giới chiếm 61%. Theo Chicago 3.0 tỷ lệ các nhóm nhu động lần lượt là: 36% bình thường, 3,7% mất nhu động hoàn toàn (MNĐHT), 57,3% nhu động thực quản không hiệu quả (NĐTQKHQ) và 3% co thắt đoạn xa thực quản. Theo Chicago 4.0, NĐTQKHQ vẫn là nhóm rối loạn nhu động chiếm tỷ lệ cao nhất (39,3%). Có 31,4% (54/172) NĐTQKHQ theo Chicago 3.0 được chuyển sang nhóm bình thường theo Chicago 4.0. Điểm GerdQ trung bình cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm MNĐHT và NĐTQKHQ. Tỷ lệ viêm thực quản trào ngược ở nhóm nhu động bình thường cao hơn so với nhóm NĐTQKHQ (59,3% so với 45,8%, p=0,03). Kết luận: Theo phân loại Chicago 4.0, NĐTQKHQ vẫn là nhóm rối loạn nhu động chiếm tỷ lệ cao nhất. Triệu chứng lâm sàng ở nhóm MNĐHT và NĐTQKHQ có xu hướng biểu hiện nặng hơn so với nhóm bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đào Việt Hằng, Lã Diệu Hương, Hoàng Bảo Long, Đào Văn Long. Đánh giá tình trạng rối loạn nhu động thực quản và thay đổi áp lực cơ thắt thực quản dưới ở bệnh nhân có triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Tạp chí Nghiên cứu Y học. 2018;115(6):118-125.
2. Fox MR, Sweis R, Yadlapati R, et al. Chicago classification version 4.0© technical review: Update on standard high-resolution manometry protocol for the assessment of esophageal motility. Neurogastroenterol Motil. 2021; 33(4): e14120. doi:10.1111/nmo.14120
3. Gyawali CP, Kahrilas PJ, Savarino E, et al. Modern diagnosis of GERD: the Lyon Consensus. Gut. 2018;67(7):1351-1362. doi:10.1136/gutjnl-2017-314722
4. Lundell LR, Dent J, Bennett JR, et al. Endoscopic assessment of oesophagitis: clinical and functional correlates and further validation of the Los Angeles classification. Gut. 1999; 45(2): 172-180. doi: 10.1136/gut.45.2.172
5. Sikavi DR, Cai JX, Carroll TL, Chan WW. Prevalence and clinical significance of esophageal motility disorders in patients with laryngopharyngeal reflux symptoms. J Gastroenterol Hepatol. 2021; 36(8): 2076-2082. doi: 10.1111/jgh.15391
6. Sallette M, Lenz J, Mion F, Roman S. From Chicago classification v3.0 to v4.0: Diagnostic changes and clinical implications. Neurogastroenterol Motil. 2023; 35(1): e14467. doi: 10.1111/nmo.14467
7. Triadafilopoulos G, Tandon A, Shetler KP, Clarke J. Clinical and pH study characteristics in reflux patients with and without ineffective oesophageal motility (IEM). BMJ Open Gastroenterol. 2016;3(1):e000126. doi: 10.1136/ bmjgast-2016-000126
8. Tuan AW, Syed N, Panganiban RP, et al. Comparing Patients Diagnosed With Ineffective Esophageal Motility by the Chicago Classification Version 3.0 and Version 4.0 Criteria. Gastroenterology Res. 2023; 16(1):37-49. doi: 10.14740/gr1563