TỶ LỆ TÁI PHÁT CỦA UNG THƯ BIỂU MÔ BUỒNG TRỨNG GIAI ĐOẠN SỚM ĐIỀU TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ CARBOPLATIN – PACLITAXEL SAU 5 NĂM TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Quan Thành Đạt1, Lê Quang Thanh1,
1 Đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Theo Globocan 2012, ung thư buồng trứng (UTBT) tại Việt Nam đứng thứ 11 trong các ung thư ở nữ, tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi là 2,6/100.000 phụ [1]. Hai phương pháp chính điều trị UTBT là phẫu thuật triệt để và hóa chất. Đối với ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn sớm, phác đồ Paclitaxel – Carboplatin là một trong những phác đồ được dùng bổ trợ sau phẫu thuật triệt để khi có chỉ định. Trong nghiên cứu này của chúng tôi tập trung nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng (UTBMBT). Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tái phát sau 5 năm của UTBMBT giai đoạn sớm đã được điều trị bằng phác đồ Paclitaxel – Carboplatin. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang hồi cứu, tiến hành trên 200 bệnh nhân UTBMBT giai đoạn I, IIA đã được điều trị bằng phác đồ Carboplatin – Paclitaxel ít nhất 3 chu kỳ, không có bệnh ung thư khác kèm theo từ năm 2012 – 2017 tại bệnh viện Từ Dũ. Kết quả: Tỷ lệ tái phát của UTBMBT sau 5 năm sau điều trị với phác đồ Paclitaxel – Carboplatin tại Bệnh viện Từ Dũ là 13,0% (KTC 95%: 8,5 – 18,0). Tỷ lệ sống còn sau 05 năm là 87%. Yếu tố liên quan đến tỷ lệ tái phát là mức độ mô học: độ 3 có nguy cơ tái phát cao hơn độ 1 với OR 3,25(KTC 95% 1,02 – 11,11). Kết luận: Hiệu quả của phác đồ Paclitaxel – Carboplatin được dùng bổ trợ sau phẫu thuật triệt để đối với UTBMBT giai đoạn sớm khi có chỉ định giúp làm tăng tỷ lệ sống còn, giảm tỷ lệ tái phát và di căn của người bệnh. Ngoài ra, nhà lâm sàng cần cân nhắc theo dõi sát trong những trường hợp độ mô học độ III khi bệnh nhân đi tái khám nhằm phát hiện sớm những sang thương tái phát khi còn nhỏ, giúp cải thiện khả năng sống còn của bệnh nhân

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lindsey A Torre. Global Cancer Statistics. CA Cancer J Clin. 2015; 65:87-108.
2. Nguyễn Bá Đức ĐNP. Dịch tễ học bệnh ung thư. Hà Nội. Nhà xuất bản Y học; 2008.
3. Mannel R. S BMF. A randomized phase III trial of IV carboplatin and paclitaxel × 3 courses followed by observation versus weekly maintenance low-dose paclitaxel in patients with early-stage ovarian carcinoma: a Gynecologic Oncology Group Study. Clinical Trial, Phase III. Multicenter Study. Randomized Controlled Trial. Research Support, N I H , Extramural. Gynecol Oncol. 2011;122(1):89-94.
4. Phác đồ bệnh viện Từ Dũ. Ung thư buồng trứng. Phác đồ sản phụ khoa. 2022;3:566-570.
5. Brugghe J, Baak JP, Wiltshaw E, Brinkhuis M, Meijer GA, Fisher C. Quantitative prognostic features in FIGO I ovarian cancer patients without postoperative treatment. Gynecol Oncol. Jan 1998;68(1):47-53. doi:10.1006/gyno.1997.4884
6. Aristotle Bamias CP. Four cycles of paclitaxel and carboplatin as adjuvant treatment in early-stage ovarian cancer: a six-year experience of the Hellenic Cooperative Oncology Group. BMC Cancer. 2006/09/25 2006; 6(1):228. doi:10.1186/ 1471-2407-6-228
7. Võ Hoàng Nhân NTNP. Khảo sát các yếu tố liên quan đến khả năng sống sau 5 năm của bệnh nhân ung thư buồng trứng được chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện Từ Dũ năm 2002 được theo dõi đến năm 2007. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2010;2:60-68.
8. John K. Chan M, Michael K. Cheung,. Patterns and Progress in Ovarian Cancer Over 14 Years. Obstet Gynecol. 2006;3(1):521-528.