MÔ TẢ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, SIÊU ÂM, CHỌC HÚT TẾ BÀO KIM NHỎ CỦA BƯỚU GIÁP NHÂN, ĐỐI CHIẾU GIẢI PHẪU BỆNH SAU MỔ

Nguyễn Quốc Dũng1,, Vũ Trung Chính1, Nguyễn Quang Trung2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm, chọc hút tế bào kim nhỏ (FNA) trong chẩn đoán của bướu tuyến giáp nhân, đối chiếu với giải phẫu bệnh sau mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 106 trường hợp bướu giáp nhân từ tháng 11/ 2013 đến tháng 11/ 2014 tại khoa phẫu thuật Đầu - Cổ, Bệnh Viện K. Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh nữ/ nam là 14/1, bệnh gặp nhiều ở lứa tuổi 35 -55. Lý do chính khiến bệnh nhân vào viện là u tuyến giáp. Siêu âm (SA) chẩn đoán: Bướu đơn nhân chiếm 55,7%, đa nhân là 44,3%. Nghi ngờ ung thư là 55,7%. Chọc hút tế bào kim nhỏ (FNA): Ác tính chiếm 19,8%, nghi ngờ ung thư 15,1%. GPB sau mổ ung thư có 38/106 trường hợp chiếm 35,8%. Kết luận: bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tuổi mắc bệnh nhiều từ 35 – 55. U tuyến giáp là nguyên nhân chính để bệnh nhân vào viện (84%). Tỷ lệ ung thư của bướu giáp nhân 35,8%. SA và FNA trong chẩn đoán bệnh của bướu giáp nhân có độ nhậy, độ đặc hiệu, độ chính xác  cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Quốc Bảo (1999): "Nghiên cứu điều trị ung thư tuyến giáp bằng cắt bỏtuyến giáp toàn bộ", Luận văn tốt nghiệp BS CK II.Đại học y Hà Nội.
2. Tạ Văn Bình (1999): "Đặc điểm bướu giáp nhân đánh giá bằng siêu âm và điềutrị một vài loại bướu giáp nhân bình giáp". Luận văn tiến sĩ y học. Đại học y Hà Nội.
3. Nguyễn Hoàng Như Nga (2002): " Nghiên cứu giá trị chẩn đoán tế bào học trong ung thư tuyến giáp tại bệnh viện K". Luận văn thạc sĩ y học. Đại học y Hà Nội.
4. Lê Văn Quang, Hứu Thị Ngọc Hà, Đoàn Thị Phương Thảo (2003): " Gía trị của xét nghiệm tế bào học qua chọc hút bằng kim nhỏ trong trong chẩnđoán sớmcác nhân giáp". T ạp chí y học TP Hồ Chí Minh.2003; 7(1): 264 – 271.
5. Dighe M, Kim J, Luo S, Kim Y (2010): "Utility of the untrasound elastographicsystolic thyroid stiffness index in reducing fine – needle aspiration". J Ultrasound Med. 2010 Apr; 29(4): 565 – 74.
6. Douglas S (2002): "Non – palpaple thyroid nodules – managing an epidemic". The journal of clinical endocrinology and metabolism. 2002; 295(5): 514 – 519.
7. Flanagan MB, Ohori NP, Carty SE, Hunt JL (2006): "Repeat thyroid nodule fine – needle aspiration in patients with initial benign cytologic results". Am J Clin Pathol. 2006 May; 125(5): 698 – 702.
8. Hossein Gharib, M. Regina Casstro, Rachel P. Espiriru, Recbecca S . Bahn, et al (2011): "Predictors of malignancy in patients with cytologically suspiciousthyroid nudules". Thyroid. 2011 November; 21(11): 1191 – 1198.