NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỞ ÁP LỰC DƯƠNG LIÊN TỤC QUA MŨI TRONG ĐIỀU TRỊ SUY HÔ HẤP CẤP Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG THÁP NĂM 2022 - 2023

Võ Đức Thắng1,, Trần Quốc Lợi2
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy hô hấp cấp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ sơ sinh non tháng. Thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP) làm tăng khả năng cung cấp oxy, giảm tỉ lệ tử vong do suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết quả thở NCPAP trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh non tháng tại bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp năm 2022 - 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả trên 125 trẻ sơ sinh non tháng bị suy hô hấp đươc điều trị với NCPAP tại bệnh viện Đa Khoa Đồng Tháp năm từ 7/2022 -7/2023. Kết quả: Tỷ lệ trẻ nam suy hô hấp nhiều hơn nữ (69,6% so với 30,4%), cân nặng lúc sanh ≥ 1500g chiếm 78,4%, tuổi thai ≥ 32 tuần chiếm 66,4%. Tỷ lệ thành công của thở áp lực dương liên tục qua mũi bằng van Benveniste là 89,6%. Các yếu tố cân nặng <1500g, tuổi thai < 32 tuần, FiO2  ≥ 40% sau 1 giờ thở NCPAP có liên quan tới kết quả thở NCPAP. Kết luận: Thở áp lực dương liên tục qua mũi bằng van Benveniste có hiệu quả trong điều trị suy hô trẻ non tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khu Thị Khánh Dung (2011), Nghiên cứu áp dụng máy th ở áp lực dương liên tục (cpap) kse sản xuất tại việt nam để điều trị suy hô hấp ở trẻ em tại một số bệnh viện nhi tuyến tỉnh, Nghiên cứu đề tài cấp bộ, Bộ Y Tế.
2. Nguyễn Việt Thanh (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị hội chứng suy hô hấp ở trẻ non tháng của hệ thống ncpap tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi đồng Cần Thơ Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
3. Trần Duy Vũ, Nguyễn Thị Yến, Lê Thị Hồng Hanh (2021), "Hiệu quả của thở áp lực dương liên tục qua mũi trong điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em tại bệnh viện nhi Trung Ương", Tạp chí Y học Việt Nam, 506(1), tr. 145-148.
4. Mã Thị Hải Yến, Khổng Thị Ngọc Mai (2021), "Kết quả điều trị suy hô hấp ở trẻ sơ sinh non tháng bằng thở áp lực dương liên tục qua mũi tại bệnh viện trung ương thái nguyên", Tạp chí khoa học và công nghệ đại học Thái Nguyên, 226(14), tr. 251-257.
5. P. A. Dargaville, A. Aiyappan, A. G. De Paoli, et al (2013), "Continuous positive airway pressure failure in premature infants: incidence, predictors and consequences", Neonatology, 104(1), pp. 8-14.
6. Abdur Rehman, Ahmad Iqbal Quddusi, Aashee Nadeem, et al (2021), "Early nasal continuous positive airway pressure in premature neonates with Respiratory Distress Syndrome", The Professional Medical Journal, 28(07), pp. 957-962.
7. R. D. M. Sneha Reddy, Seshagiri Koripadu, Harischandra Venkata Yanamandala (2021), "Use of early nasal continuous positive airway pressure in premature neonates with hyaline membrane disease (neonatal respiratory distress syndrome)", International Journal of Contemporary Pediatrics 8(3), pp. 488-494
8. N. N. Hameed, R. K. Abdul Jaleel, O. D. Saugstad (2014), "The use of continuous positive airway pressure in premature babies with respiratory distress syndrome: a report from Baghdad, Iraq", J Matern Fetal Neonatal Med, 27(6), pp. 629-32.