CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LIÊN QUAN ĐẾN HẠ ĐƯỜNG HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH NON THÁNG TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI AN GIANG

Trần Minh Tưởng1,, Lê Lý Hạ Liên2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh Viện Sản Nhi An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xác định được các yếu tố nguy cơ hạ đường huyết sẽ giúp có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời, giảm thiểu biến chứng cho trẻ sơ sinh non tháng. Mục tiêu: Xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bệnh-chứng với tỉ lệ 1:3 trên 270 trẻ sơ sinh non tháng tại Bệnh viện Sản Nhi An Giang. Các đối tượng nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: nhóm bệnh gồm các trẻ sơ sinh non tháng có glucose huyết thanh <47mg/dL; nhóm chứng gồm các trẻ sơ sinh non tháng không bị hạ đường huyết với các thông số tương đồng. Kết quả: Kết quả cho thấy nhóm trẻ sơ sinh non tháng có cân nặng không phù hợp với tuổi thai như nhóm cân nặng thấp so với tuổi thai (SGA), nhóm cân nặng cao so với tuổi thai (LGA) có tỷ lệ mắc hạ đường huyết cao hơn nhóm trẻ có cân nặng phù hợp tuổi thai (AGA). Tỷ lệ hạ đường huyết ở nhóm SGA là 50,7%, nhóm LGA là 10,8%, cao hơn nhóm AGA (38,5%). Ngoài ra, nhóm trẻ có mẹ bị thừa cân/béo phì trước thai kỳ cũng có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhóm trẻ có mẹ bình thường (23% so với 8,8%). Đặc biệt, nhóm trẻ có mẹ tăng cân quá mức trong thời kỳ mang thai có nguy cơ mắc hạ đường huyết cao gấp 3,979 lần so với nhóm còn lại. Kết luận: Cân nặng của trẻ so với tuổi thai và mức độ tăng cân của mẹ trong thai kì có liên quan trực tiếp đến bệnh lý hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh non tháng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chế Thị Ánh Tuyết (2013), Một số yếu tố nguy cơ hạ đường máu giai đoạn sơ sinh sớm Luận Văn Thạc Sĩ Y Học, Đại học Y Huế,
2. Medicine Institute of, I. O. M. Pregnancy Weight Guidelines National Research Council Committee to Reexamine (2009), "The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health", Weight Gain During Pregnancy: Reexamining the Guidelines, tr
3. L. Y. Wang, L. Y. Wang, Y. L. Wang, C. H. Ho (2023), "Early neonatal hypoglycemia in term and late preterm small for gestational age newborns", Pediatr Neonatol, tr
4. P. C. Holtrop (2022), "The frequency of hypoglycemia in full-term large and small for gestational age newborns", Am J Perinatol, 10 (2), tr 150-154.
5. K. Neal, S. Ullah, S. J. Glastras (2022), "Obesity Class Impacts Adverse Maternal and Neonatal Outcomes Independent of Diabetes", Front Endocrinol (Lausanne), 13 tr 832678.
6. T. Arimitsu, Y. Kasuga, S. Ikenoue, Y. Saisho, M. Hida, J. Yoshino, H. Itoh, M. Tanaka, D. Ochiai (2023), "Risk factors of neonatal hypoglycemia in neonates born to mothers with gestational diabetes", Endocr J, 70 (5), tr 511-517.
7. M. A. Guillén-Sacoto, B. Barquiel, N. Hillman, MÁ Burgos, L. Herranz (2018), "Gestational diabetes mellitus: glycemic control during pregnancy and neonatal outcomes of twin and singleton pregnancies", Endocrinol Diabetes Nutr (Engl Ed), 65 (6), tr 319-327.