CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG LÃO HÓA DA TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

Vũ Nguyệt Minh1,2, Lê Hữu Doanh1,2, Lê Huyền My1, Nguyễn Thị Mai Hương2, Trần Thị Quyên1,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Da liễu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát các yếu tố liên quan tới tình trạng lão hóa da tại bệnh viện Da liễu Trung ương. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 150 đối tượng lão hóa da tại Bệnh viện Da liễu Trung ương từ tháng 7/2021 đến tháng 10/2022. Các thông tin thu thập bao gồm: giới tính, tuổi, tuýp da theo phân loại Fitzpatrick, mức độ lão hóa da theo phân loại Glogau, các đặc điểm lão hóa da trên lâm sàng theo thang điểm SAS (Skin aging scale), các yếu tố liên quan bao gồm: thời gian tiếp xúc ánh sáng mặt trời, mức độ stress, thói quen sử dụng kem chống nắng, thói quen sinh hoạt (tập thể dục, uống café, uống trà, hút thuốc lá, thức khuya). Kết quả: 150 đối tượng bao gồm 69 nam và 81 nữ, với độ tuổi trung bình là 40,59 ± 9,37 tuổi. Không có sự khác biệt về điểm SAS trung bình giữa các nhóm có thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tần suất sử dụng kem chống nắng, tần suất tập thể dục, uống cà phê, uống trà, hút thuốc lá, thức khuya khác nhau (p>0,05). Có sự khác biệt về SAS trung bình giữa các nhóm đối tượng có mức độ stress khác nhau (p<0,05). Nữ giới có biểu hiện nếp nhăn và chùng da – chảy xệ cao hơn đáng kể so với nam giới. Kết luận: Stress làm nặng lên tình trạng lão hóa da. Biểu hiện nếp nhăn và chùng da – chảy xệ ở nữ giới cao hơn so với nam giới. Cần tiến hành nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để kết luận mối liên quan giữa lão hóa da và một số yếu tố khác: thời gian tiếp xúc ánh nắng mặt trời, thói quen sử dụng kem chống nắng, thói quen sinh hoạt...

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Flament F, Bazin R, Laquieze S, Rubert V, Simonpietri E, Piot B. Effect of the sun on visible clinical signs of aging in Caucasian skin. Clin Cosmet Investig Dermatol. 2013;6:221-232. doi:10.2147/CCID.S44686
2. Rexbye H, Petersen I, Johansens M, Klitkou L, Jeune B, Christensen K. Influence of environmental factors on facial ageing. Age Ageing. 2006; 35(2): 110-115. doi: 10.1093/ ageing/afj031
3. Zannas AS, Arloth J, Carrillo-Roa T, et al. Lifetime stress accelerates epigenetic aging in an urban, African American cohort: relevance of glucocorticoid signaling. Genome Biol. 2015;16:266. doi:10.1186/s13059-015-0828-5
4. Oyetakin-White P, Suggs A, Koo B, et al. Does poor sleep quality affect skin ageing? Clin Exp Dermatol. 2015; 40(1): 17-22. doi: 10.1111/ ced.12455
5. Helfrich YR, Yu L, Ofori A, et al. Effect of smoking on aging of photoprotected skin: evidence gathered using a new photonumeric scale. Arch Dermatol. 2007; 143(3): 397-402. doi:10.1001/archderm.143.3.397
6. Chaikul P, Sripisut T, Chanpirom S, Ditthawutthikul N. Anti-skin aging activities of green tea (Camelliasinensis (L) Kuntze) in B16F10 melanoma cells and human skin fibroblasts. European Journal of Integrative Medicine. 2020; 40:101212. doi:10.1016/j.eujim.2020.101212
7. Crane JD, MacNeil LG, Lally JS, et al. Exercise-stimulated interleukin-15 is controlled by AMPK and regulates skin metabolism and aging. Aging Cell. 2015; 14(4): 625-634. doi: 10.1111/ acel.12341