KHẢO SÁT TỶ LỆ TĂNG ACID URIC MÁU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 TỪ 40 TUỔI TRỞ LÊN TẠI CẦN THƠ

Trần Đặng Đăng Khoa1,, Ngô Hoàng Toàn1, Nguyễn Trung Kiên1\1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 từ 40 tuổi trở lên tại Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 74 đối tượng bệnh nhân đái tháo đường typ 2 từ 40 tuổi trở lên. Tất cả bệnh nhân được hỏi bệnh và khám lâm sàng, định lượng nồng độ acid uric huyết tương theo phương pháp enzyme. Kết quả: Tỷ lệ tăng acid uric máu chung là 39,2%, tỷ lệ tăng acid uric ở nam giới là 45,5% và ở nữ giới là 36,5%. Nồng độ acid uric máu trung bình trong mẫu nghiên cứu là 376,4 ± 152,3 µmol/L, nồng độ acid uric máu trung bình ở nam giới là 411,6 ± 22,7 µmol/L và ở nữ giới là 361,5 ± 23,1 µmol/L. Nồng độ acid uric máu tương quan thuận yếu với tuổi và cân nặng (r = 0,282, p<0,05 và r = 0,23, p<0,05). Tương quan thuận vừa với nồng độ creatinine và ure máu (r = 0,451, p<0,001 và r = 0,421, p<0,001). Kết luận: Tăng acid uric máu là thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 trên 40 tuổi và có mối liên quan giữa độ tuổi, cân nặng, ure, creatinine máu và nồng độ acid uric máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Saeedi P, Petersohn I, Salpea P et al (2019), IDF Diabetes Atlas Committee. Global and regional diabetes prevalence estimates for 2019 and projections for 2030 and 2045: Results from the International Diabetes Federation Diabetes Atlas, 9th edition. Diabetes Res Clin Pract.
2. Halperin Kuhns, V. L., & Woodward, O M et al (2020), Sex Differences in Urate Handling. International Journal of Molecular Sciences, 21(12), 4269.
3. American Diabetes Association (2020), Standards of Medical Care in Diabetes-2020, The Journal of clinical and applied research and education, 43(1).
4. Lê Xuân Trường, Bùi Thị Hồng Châu, Huỳnh Thị Bích Thuận, Giảng Thị Mộng Huyền (2016), Khảo sát mối tương quan giữa acid uric huyết và bệnh đái tháo đường týp 2. Y học thành phố Hồ Chí Minh, 20(1), tr.346-351.
5. Nguyễn Long Hải, Đoàn Văn Quyền, Huỳnh Văn Tính (2022), Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố liên quan đến tăng acid uric máu ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2021 – 2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 52/2022.
6. Vũ Thị Thanh Huyền, Đinh Thị Thu Hương, Hà Trần Hưng (2015), Khảo sát nồng độ acid uric huyết thanh ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi có hội chứng chuyển hóa. Tạp chí nghiên cứu Y học, 94(2), tr.49-56.
7. Mukhopadhyay P, Ghosh S, Pandit K, Chatterjee P, Majhi B, Chowdhury S et al (2019), Uric Acid and Its Correlation with Various Metabolic Parameters: A Population-Based Study. Indian J Endocrinol Metab. 2019 Jan-Feb;23(1):134-139.
8. Nguyễn Việt Thu Trang, Ngô Hoàng Toàn, Võ Minh Phương (2022), Nghiên cứu tình hình tăng acid uric máu và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 46/2022.