NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN MỨC ĐỘ NGẠT CỦA TRẺ SƠ SINH

Nguyễn Thị Thanh Bình1,, Trần Bình Thắng1, Vũ Thị Diệu Hương2
1 Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay, ngạt sơ sinh vẫn là bệnh lý thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao trong các đơn vị chăm sóc sơ sinh. Những trường hợp ngạt nặng điều trị khá phức tạp, thời gian nằm viện kéo dài, tỷ lệ di chứng cao, để lại gánh nặng lớn về kinh tế, tinh thần cho gia đình và xã hội. Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến mức độ ngạt ở trẻ sơ sinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Cỡ mẫu thuận tiện gồm 120 trẻ sinh ngạt được điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 5/2020 đến tháng 07/2022. Kết quả: 120 trẻ sơ sinh được chẩn đoán ngạt khi sinh với tỷ lệ sơ sinh non tháng 49,2%, sơ sinh đủ tháng chiếm 50,8%. Tỷ lệ ngạt nặng chiếm 33,3%, ngạt trung bình chiếm 66,7%. Phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố làm tăng nguy cơ  mức độ ngạt nặng gồm: Nước ối có phân su (OR=3,0; 95% CI=1,3-7,4), nhau bong non (OR=19,8; 95% CI= 2,4-164,4), ngôi bất thường (OR=5,0; 95%CI = 1,6-15,9), sa dây rốn (p<0,001), mẹ tiền sản giật (OR= 4,7; 95%CI= 1,9-11,7), mẹ gây mê toàn thân (OR= 13,9; 95%CI= 1,7-120,3) với p<0,05. Phân tích đa biến cho thấy mẹ tiền sản giật, mẹ gây mê toàn thân, trường hợp nhau bong non, ngôi thai bất thường là những yếu tố độc lập tăng nguy cơ ngạt nặng cho trẻ sơ sinh (p < 0,05). Kết luận: Chăm sóc tiền sản cần được cải thiện để quản lý tốt các trường hợp mang thai nguy cơ cao như mẹ tiền sản giật, nhau bong non. Công tác hồi sức sơ sinh luôn sẵn sàng và chú trọng ngay tại phòng sinh trong tất cả các cuộc sinh đặc biệt trường hợp mẹ và trẻ có yếu tố nguy cơ để hạn chế tình trạng ngạt cũng như ngạt nặng cho trẻ sơ sinh

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hassan, S.B., et al., Risk Factors Associated with Birth Asphyxia: A Case Control Study. Annals of King Edward Medical University, 2021. 27(4): p. 508-514.
2. Gebregziabher, G.T., F.B. Hadgu, and H.T. Abebe, Prevalence and associated factors of perinatal asphyxia in neonates admitted to ayder comprehensive specialized hospital, Northern Ethiopia: a cross-sectional study. International Journal of Pediatrics, 2020.
3. Võ Thị Tú Lam, Nghiên cứu mô hình bệnh tật và tử vong ở trẻ sơ sinh tại trung tâm Nhi bệnh viện Trung ương Huế, Luận văn thạc sỹ khoa học Y - Dược, Trường Đại học Y khoa Huế - Đại học Huế, Huế, 2020.
4. World Health Organization. South East Asia Region, South East Asia Regional Neonatal-Perinatal Database. 2010: SEAR-NPD, 2007 - 2008.
5. Bộ Y Tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Sản Phụ khoa, Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015, Hà Nội, tr. 29-34, 39-42, 43-46, 54-55, 227-233.
6. Naeye, R.L., Underlying disorders responsible for the neonatal deaths associated with low Apgar scores. Neonatology, 1979. 35(3-4): p. 150-155.
7. Tasew, H., et al., Risk factors of birth asphyxia among newborns in public hospitals of Central Zone, Tigray, Ethiopia 2018. 2018. 11: p. 1-7.
8. Awad, A.H., D.Y. Mansour, and S.M. Habib, Maternal and Fetal Outcome of Placenta Previa Patients Attending Ain-Shams University Maternity Hospital: Prospective Study. Evidence Based Women's Health Journal, 2021. 11(4): p. 295-300.
9. Ilah, B.G., et al., Prevalence and risk factors for perinatal asphyxia as seen at a specialist hospital in Gusau, Nigeria. Sub-Saharan African Journal of Medicine, 2015. 2(2): p. 64.