ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA 612 BỆNH NHÂN XUẤT TINH MÁU TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Để nhận biết các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của tình trạng xuất tinh máu ở nam giới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên 612 bệnh nhân nam bị xuất tinh máu. Kết quả cho thấy tuổi trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 39,42 ± 11,67tuổi. Tỉ lệ bệnh nhân có tiền sử sử dụng rượu bia trong những lần xuất tinh có máu chiếm 22,45%, tỉ lệ bệnh nhân ghi nhận có thói quen kìm hãm hay gián đoạn quan hệ khi xuất tinh chiếm 16,25%. Tỉ lệ bệnh nhân làm PCR lao dương tính chiếm 1,27%. Tỉ lệ bệnh nhân có tPSA tăng chiếm 1,92%. Tỉ lệ nuôi cấy dương tính chiếm 8,94%. Nồng độ testosterone ở những bệnh nhân này khá thấp so với lứa tuổi, trong đó có 26,01% bệnh nhân có giá trị testosterone giảm (<12,1nmol/L), 23,7% bệnh nhân có giá trị testosterone trong giới hạn thấp (12,1-15 nmol/L).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xuất tinh máu, yếu tố nguy cơ xuất tinh ra máu
Tài liệu tham khảo
2. Furuya S., Masumori N., và Takayanagi A. (2016). Natural history of hematospermia in 189 Japanese men. Int J Urol, 23(11), 934–940.
3. Ahmad I. và Krishna N.S. (2007). Hemospermia. J Urol, 177(5), 1613–1618.
4. Li B.-J., Zhang C., Li K. và cộng sự. (2013). Clinical analysis of the characterization of magnetic resonance imaging in 102 cases of refractory haematospermia. Andrology, 1(6), 948–956.
5. Ganabathi, K., Chadwick, D., Feneley, R. C. L., & Gingell, J. C. (1992). Haemospermia. British Journal of Urology, 69(3), 225–230.pdf.
6. Zargooshi J., Nourizad S., Vaziri S. và cộng sự. (2014). Hemospermia: long-term outcome in 165 patients. Int J Impot Res, 26(3), 83–86.
7. Akhter W., Khan F., và Chinegwundoh F. (2013). Should every patient with hematospermia be investigated? A critical review. Cent Eur J Urol, 66(1), 79–82.
8. Yagci C., Kupeli S., Tok C. và cộng sự. (2004). Efficacy of transrectal ultrasonography in the evaluation of hematospermia. Clin Imaging, 28(4), 286–290.