KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ÍT XÂM LẤN CÓ NỘI SOI HỖ TRỢ, TIM ĐẬP ĐIỀU TRỊ THÔNG LIÊN NHĨ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Nhật Trung Phan 1, Duy Hồng Sơn Phùng 1,2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm kỹ thuật của phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ vá thông liên nhĩ qua đường mở ngực phải, tim đập và đánh giá kết quả áp dụng phẫu thuật này tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu các bệnh nhân được phẫu thuật vá thông liên nhĩ sử dụng phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn có nội soi hỗ trợ, qua đường mở ngực phải, tim đập tại Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ 08/2017 đến 12 /2020. Có 35 bệnh nhân nghiên cứu, nữ giới 26 (77,1%). Tuổi trung bình 41±13 tuổi (16-64). Kết quả: Không có bệnh nhân tử vong sau mổ. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể 40±14 phút (18-82), thời gian phẫu thuật 143±22 phút (100–180). Thời gian thở máy 7,1±0,4 giờ (1-48), thời gian nằm viện sau mổ 9±3 ngày (6-15). Siêu âm sau mổ cho kết quả tốt, có 1 bệnh nhân còn shunt tồn lưu. Biến chứng: có 2 bệnh nhân (5,7%) mổ lại do máu cục màng phổi, không có bệnh nhân tai biến mạch máu não, nhiễm trùng vết mổ. Kết luận: Phẫu thuật phẫu thuật ít xâm lấn đóng thông liên nhĩ qua đường mở ngực phải, tim đập tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức cho hiệu quả cao, an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Liu Y, Chen S, Zühlke L, et al. Global birth prevalence of congenital heart defects 1970-2017: updated systematic review and meta-analysis of 260 studies. Int J Epidemiol. 2019;48(2):455-463. doi:10.1093/ije/dyz009
2. Nathan M. Do the benefits outweigh the risks? A review of the history of atrial septal defect repairs and device closures. :2.
3. Baumgartner H, De Backer J, Babu-Narayan SV, et al. 2020 ESC Guidelines for the management of adult congenital heart disease. Eur Heart J. 2021;42(6):563-645. doi:10.1093/ eurheartj/ehaa554
4. Ooi YK, Kelleman M, Ehrlich A, et al. Transcatheter Versus Surgical Closure of Atrial Septal Defects in Children. JACC Cardiovasc Interv. 2016;9(1):79-86. doi:10.1016/j.jcin.2015.09.028
5. Dang Q-H, Le N-T, Nguyen C-H, et al. Totally Endoscopic Cardiac Surgery for Atrial Septal Defect Repair on Beating Heart Without Robotic Assistance in 25 Patients. Innov Phila Pa. 2017;12(6):446-452. doi:10.1097/IMI.0000000000000436
6. Kodaira M, Kawamura A, Okamoto K, et al. Comparison of Clinical Outcomes After Transcatheter vs. Minimally Invasive Cardiac Surgery Closure for Atrial Septal Defect. Circ J. 2017;81(4):543-551. doi:10.1253/circj.CJ-16-0904
7. Mylonas KS, Ziogas IA, Evangeliou A, et al. Minimally Invasive Surgery vs Device Closure for Atrial Septal Defects: A Systematic Review and Meta-analysis. Pediatr Cardiol. 2020;41(5):853-861. doi:10.1007/s00246-020-02341-y
8. Ma Z-S, Dong M-F, Yin Q-Y, Feng Z-Y, Wang L-X. Totally thoracoscopic closure for atrial septal defect on perfused beating hearts. Eur J Cardiothorac Surg. 2012;41(6):1316-1319. doi:10.1093/ejcts/ezr193
9. Nassif M, van der Kley F, Abdelghani M, et al. Predictors of residual tricuspid regurgitation after percutaneous closure of atrial septal defect. Eur Heart J - Cardiovasc Imaging. 2019;20(2):225-232. doi:10.1093/ehjci/jey080