ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, VI SINH VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2022-2023

Phạm Kim Loan 1,2,, Nguyễn Hoàng Phong 3, Phạm Thị Minh Hồng 2
1 Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Tp. Thủ Đức
2 Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Nhi đồng 2, Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi bệnh viện ở trẻ từ 1 tháng đến 15 tuổi tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 01/10/2022 đến 30/9/2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca. Kết quả: Trong thời gian từ 01/10/2022 đến 30/9/2023, có 30 bệnh nhân viêm phổi bệnh viện (VPBV) được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình 6,3 ± 2,5 tháng, tỷ lệ nam:nữ là 1,2:1. Trẻ dưới 12 tháng chiếm tỷ lệ 71,3%, suy dinh dưỡng 45,1%. Triệu chứng ho tăng hoặc mới xuất hiện, thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ và ran phổi gặp ở tất cả bệnh nhân. Sốt chiếm 95,7%. Thời điểm chẩn đoán VPBV trung bình 8,3 ± 3,1 (6-15) ngày sau nhập viện. Tất cả đều là VPBV muộn có suy hô hấp trong đó độ 1 (26,7%), độ 2 (36,7%), độ 3 (36,6%). Tỷ lệ cấy dịch hút khí quản qua mũi (NTA) (+) là 36,7%. Các tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là Stenotrophomonas maltophilia (27,5%), Acinetobacter baumannii (24,1%), Klebsiella pneumoniae (24,1%) và Streptococcus pneumoniae (24,1%). Đồng nhiễm với vi khuẩn không điển hình là 27,5%. Kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là Carbapenem 80% và Vancomycin 60%. Có 73,4% trẻ được hỗ trợ hô hấp. Thời gian hỗ trợ hô hấp trung bình là 17 ± 5,1 ngày. Thời gian nằm viện trung vị là 32 (12-75) ngày. Tỷ lệ tử vong 6,7%. Kết luận: Tác nhân vi khuẩn gây VPBV thường gặp nhất là Stenotrophomonas maltophilia,  Acinetobacter baumannii, Klebsiella pneumoniae và Streptococcus pneumoniae. Cần sử dụng kháng sinh ban đầu phù hợp với tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây VPBV để cải thiện kết quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hà Châm, Phùng Nguyễn Thế Nguyên. Nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi Sức Chống Độc - Bệnh viện Nhi Đồng 1. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2020;24(1):26-31.
2. Trần Mai Phương, Phạm Thị Minh Hồng. Đặc điểm lâm sàng, vi sinh và điều trị viêm phổi bệnh viện tại khoa Hô hấp 1, bệnh viện Nhi Đồng 2 năm 2016-2017. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 2018;22(1):248-255.
3. Ericson JE, McGuire J, Michaels MG, et al. Hospital-Acquired Pneumonia and Ventilator-Associated Pneumonia in Children: A Prospective Natural History Study. The Pediatric infectious disease journal. 2020;39(8):658.
4. Gupta D, Agarwal R, Aggarwal AN, et al. Guidelines for diagnosis and management of community-and hospital-acquired pneumonia in adults: Joint ICS/NCCP (I) recommendations. Lung India: official organ of Indian Chest Society. 2012;29(Suppl 2):S27.
5. Peters L, Olson L, Khu DT, et al. Multiple antibiotic resistance as a risk factor for mortality and prolonged hospital stay: a cohort study among neonatal intensive care patients with hospital-acquired infections caused by gram-negative bacteria in Vietnam. PloS one. 2019;14(5):e0215666.
6. Shahid ASMSB, Alam T, Shahrin L, et al. Risk Factors and Outcomes of Hospital Acquired Pneumonia in Young Bangladeshi Children. Life. 2021;11(10):1030.
7. UNICEF. UNICEF Analysis Based on WHO and Maternal and Child Epidemiology Estimation Group Interim Estimates Produced in September 2019, Applying Cause Fractions for the Year 2017 to United Nations Inter-Agency Group for Child Mortality Estimation Estimates for the Year 2018.