ĐIỀU TRỊ HẸP ĐƯỜNG MẬT LÀNH TÍNH KHU TRÚ BẰNG PHƯƠNG PHÁP NỘI SOI ĐƯỜNG MẬT XUYÊN GAN QUA DA ỨNG DỤNG LASER THULIUM

Lê Tuấn Linh 1,2,, Quách Lương Thiện 1, Nguyễn Thái Bình 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phương pháp can thiệp nội soi đường mật xuyên gan qua da điều trị hẹp đường mật lành tính khu trú (HĐMLTKT) bằng LASER Thulium. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu và tiến cứu mô tả 13 ca bệnh được chẩn đoán HĐMLTKT và điều trị bằng phương pháp nội soi xuyên gan qua da điều trị HĐMLTKT bằng LASER Thulium từ tháng 8/2020 đến tháng 8/2022 và khám lại từ thời điểm sau điều trị 6 tháng. Kết quả: Có 10 nữ, 3 nam, độ tuổi trung bình 46±19 tuổi, 5/13 BN hẹp ống gan phải, 4/13 BN hẹp ống gan trái, 2/13 BN hẹp nhánh phân thùy sau, 2/13 BN hẹp nhánh hạ phân thùy III. 8/12 BN tán sạch sỏi trước đốt hẹp và 4/12 BN chỉ tán hết sỏi sau khi đốt hẹp đường mật thành công. Đường kính trung bình vị trí hẹp trước đốt: 2.04 ±1.35 mm, đường kính trung bình vị trí hẹp ngay sau thủ thuật: 8.48 ± 2.28 mm, sử dụng kiểm định Wilcoxon để so sánh đường kính trước và sau hẹp cho kết quả sự rộng ra của đường mật là có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%. Đau trong thủ thuật theo VAS ≤ 3 điểm, chỉ có 2/13 BN có biến chứng chảy máu nhẹ và được điều trị hết bằng nội khoa, có 2/13 BN tái hẹp sau khoảng thời gian can thiệp lần lượt là 795 ngày và 634 ngày. Kết luận: Thủ thuật nội soi xuyên gan qua da điều trị HĐMLTKT bằng LASER thulium là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị HĐMLTKT với tỷ lệ biến chứng trong thủ thuật thấp (2/13 BN), tỷ lệ thành công ngay sau can thiệp cao (13/13 BN), tỷ tái phát hẹp đường mật thấp (2/13 BN).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Cantwell, C. P. và các cộng sự. (2008), "Thirty years' experience with balloon dilation of benign postoperative biliary strictures: long-term outcomes", Radiology. 249(3), tr. 1050-7.
2. Dadhwal, U. S. và Kumar, V. (2012), "Benign bile duct strictures", Med J Armed Forces India. 68(3), tr. 299-303.
3. De Gregorio, M. A. và các cộng sự. (2020), "Absorbable stents for treatment of benign biliary strictures: long-term follow-up in the prospective Spanish registry", Eur Radiol. 30(8), tr. 4486-4495.
4. Gwon, D. I. và các cộng sự. (2013), "Percutaneous transhepatic treatment using retrievable covered stents in patients with benign biliary strictures: mid-term outcomes in 68 patients", Dig Dis Sci. 58(11), tr. 3270-9.
5. Hu, B. và các cộng sự. (2014), "Intraductal radiofrequency ablation for refractory benign biliary stricture: pilot feasibility study", Dig Endosc. 26(4), tr. 581-5.
6. Lou, J. và các cộng sự. (2019), "A novel approach with holmium laser ablation for endoscopic management of intrahepatic biliary stricture", BMC Gastroenterol. 19(1), tr. 172.