KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CHỈ SỐ XƠ HOÁ GAN APRI SAU ĐẠT ĐÁP ỨNG VI RÚT BỀN VỮNG Ở BỆNH NHÂN VIÊM GAN VI RÚT C MẠN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC KHÁNG VI RÚT TRỰC TIẾP

Duy Thông Võ 1,2,, Thị Thu Vân Bùi 1
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát hiệu quả cải thiện mức độ xơ hoá gan dựa vào chỉ số AST/số lượng tiểu cầu (APRI) sau khi đạt đáp ứng vi rút bền vững ở bệnh nhân viêm gan vi rút C mạn (HCV) được điều trị bằng kháng vi rút trực tiếp (DAA). Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang hồi cứu trên  hồ sơ bệnh án của bệnh nhân (BN) viêm gan vi rút C mạn, đến khám và điều trị ngoại trú tại Phòng khám viêm gan - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM, từ tháng 01/2018 đến 12/2019. BN được chỉ định điều trị bằng các phác đồ DAA trong 3 tháng, thu thập các số liệu lâm sàng và cận lâm sàng tại thời điểm trước điều trị, sau khi kết thúc điều trị 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Đánh giá mức độ xơ hoá gan dựa trên APRI. Kết quả: Trong 184 BN đủ tiêu chuẩn, có 113 (61,4%) là nữ. Tuổi trung bình là 57,1 ± 13,4, Có 96/184 (52,2%) BN chưa có xơ gan. Trên nhóm BN chưa có xơ gan, APRI thay đổi có ý nghĩa thống kê tại thời điểm 6 tháng sau khi kết thúc điều trị so với ban đầu (0,71; 0,32; p = 0,012). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh ở thời điểm 12 tháng (0,32) và 6 tháng (0,31) sau khi kết thúc điều trị (p = 0,385). Trên nhóm BN xơ gan, APRI giảm có ý nghĩa thống kê ở tất cả các khoảng giá trị ở thời điểm 6 tháng sau khi kết thúc điều trị so với giá trị ban đầu (1,13; 0,41; p < 0,001). Kết luận: APRI thay đổi có ý nghĩa thống kê ở thời điểm 6 tháng sau khi kết thúc điều trị bằng DAA. Do đó, BN HCV nên được điều trị DAA sớm để hạn chế diễn tiến của bệnh gan mạn tính.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan vi rút C (Ban hành kèm theo Quyết định số 5012/QĐ-BYT ngày 20/09/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 2016.
2. Ghany MG, Marks KM, Morgan TR et al. Hepatitis C Guidance 2019 Update: AASLD-IDSA Recommendations for Testing, Managing, and Treating Hepatitis C Virus Infection. Hepatology. 2019.
3. Hà Vũ, Bùi Hữu Hoàng. Giá trị của chỉ số APRI và FIB-4 trong tiên đoán giãn tĩnh mạch thực quản ở bệnh nhân xơ gan. Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh. 2015; 19(1):97-102. 3
4. Chou R, Wasson N. Blood tests to diagnose fibrosis or cirrhosis in patients with chronic hepatitis C virus infection: A systematic review. Annals of Internal Medicine. 2013; 158:807–820.
5. Bachofner JA, Valli PV, Kröger A et al. Direct antiviral agent treatment of chronic hepatitis C results in rapid regression of transient elastography and fibrosis markers fibrosis-4 score and aspartate aminotransferase-platelet ratio index. Liver International. 2017; 37:369–376.
6. Anca L, Cristina P, Luciana N et al. Dynamics of APRI and FIB‑4 in HCV cirrhotic patients who achieved SVR after DAA therapy. Experimental and Therapeutic Medicine. 2021; 21(1):99.
7. European Association for the Study of the Liver. EASL recommendations on treatment of hepatitis C: Final update of the series. Journal of Hepatology. 2020; 73 (5): 1170 – 1218.
8. Tamaki N, Kurosaki M, Tanaka K et al. Noninvasive estimation of fibrosis progression overtime using the FIB-4 index in chronic hepatitis C. Journal of Viral Hepatitis. 2013; 20:72–76.