KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU TRƯỚC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trần Quốc Hòa 1,2,, Trần Trung Thành 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn tiết niệu (NKTN) là một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn phổ biến nhất mắc phải trong cộng đồng và trong bệnh viện. Khoa Ngoại Tiết niệu của bệnh viện Đại học Y Hà Nội hàng năm ước tính điều trị từ 200 đến 300 bệnh nhân NKTN cấy dương tính với vi khuẩn. Trong số đó chủ yếu là điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu cho các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên hiện chưa có báo cáo cụ thể về nhóm bệnh nhân này. Mục đích của nghiên cứu là mổ tả các đặc điểm và kết quả điều trị của các bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu trước mổ. Chúng tôi tiến hành hồi cứu mô tả 101 bệnh nhân nhập viện điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu trước phẫu thuật có kết quả cấy nước tiểu dương tính tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong thời gian từ tháng 1/2023 đến hết tháng 6/2023. Lấy mẫu thuận tiện không xác suất các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 57,87 ± 11,5 tuổi. Nữ giới nhiều hơn nam giới với tỷ lệ là 1,3. Tuổi nam giới và nữ giới không có sự khác biệt. NKTN ở bệnh nhân trước phẫu thuật chủ yếu do Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa gây ra và có xu hướng kháng kháng sinh đáng báo động đặc biệt ở nhóm betalactam. Nhóm aminoglycosid hiện có tỷ lệ nhạy cảm cao với cả hai chủng gây bệnh này. Số ngày điều trị nội trú trung bình 19,14 ± 13,64 ngày. Số ngày điều trị trung bình đến âm tính (bao gồm cả thời gian điều trị ngoại trú) là 22,38 ± 20,56 ngày. Thời gian điều trị nội trú kéo dài ở những bệnh nhân đa kháng hoặc toàn kháng làm tăng chi phí điều trị và tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm chéo. Cấy nước tiểu là xét nghiệm cần phải làm trước tất cả các phẫu thuật nội soi qua đường tiết niệu và điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu cần phải tuân thủ theo kháng sinh đồ. Dẫn lưu thận là thủ thuật an toàn hiệu quả trong điều trị ứ mủ thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Khoshnood S, Heidary M, Mirnejad R, Bahramian A, Sedighi M, Mirzaei H. Drug-resistant gram-negative uropathogens: A review. Biomedicine & Pharmacotherapy. 2017;94:982-994.
2. Foxman B. The epidemiology of urinary tract infection. Nature Reviews Urology. 2010;7(12):653-660. antibiotic resistance in the United States. Primary Care: Clinics in Office Practice. 2018;45(3):455-466.
4. Okumura J, Wakai S, Umenai T. Drug utilisation and self-medication in rural communities in Vietnam. Social science & medicine. 2002;54(12):1875-1886.
5. Poulsen LL, Bisgaard M, Son NT, Trung NV, An HM, Dalsgaard A. Enterococcus and Streptococcus spp. associated with chronic and self-medicated urinary tract infections in Vietnam. BMC infectious diseases. 2012;12:1-7.
6. Huong NM, Gammeltoft T, Rasch V. Strategies for the prevention and treatment of reproductive tract infections among women in Vietnam. Culture, health & sexuality. 2008;10(S1):S111-S121.
7. Vu TVD, Choisy M, Do TTN, et al. Antimicrobial susceptibility testing results from 13 hospitals in Viet Nam: VINARES 2016–2017. Antimicrobial Resistance & Infection Control. 2021;10:1-11.
8. Nguyen SN, Thi Le HT, Tran TD, Vu LT, Ho TH. Clinical epidemiology characteristics and antibiotic resistance associated with urinary tract infections caused by E. coli. International journal of nephrology. 2022;2022.
9. Prevention ECfD, Control. Antimicrobial resistance surveillance in Europe 2015. annual report of the European antimicrobial resistance surveillance network (EARS-Net). ECDC. 2015.
10. Mazzariol A, Bazaj A, Cornaglia G. Multi-drug-resistant Gram-negative bacteria causing urinary tract infections: a review. Journal of Chemotherapy. 2017;29(sup1):2-9.