KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI MẠN TÍNH GIAI ĐOẠN IV THEO FONTAINE BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH TẦNG DƯỚI GỐI

Đoàn Quốc Hưng 1,2,, Lê Nhật Tiên 2, Nguyễn Huy Hoàng 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT) là một bệnh thường gặp ở người cao tuổi, tiến triển âm thầm, tái phát nhiều lần, BĐMCDMT giai đoạn IV theo Fontaine là giai đoạn muộn, nặng nề nhất của bệnh mạch máu chi dưới với tỷ lệ cắt cụt chi cao gây giảm chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Mục tiêu: Đánh giá kết quả tức thời và sớm điều trị BĐMCDMT giai đoạn IV theo Fontaine bằng phương pháp can thiệp nội mạch tầng dưới gối. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu các bệnh nhân mắc BĐMCDMT giai đoại IV theo Fontaine, được điều trị bằng can thiệp nội mạch tầng dưới gối một hoặc nhiều động mạch chày trước, mác, chày sau tại Trung Tâm Tim Mạch - Lồng Ngực Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức từ 01/2022 đến 04/2023. Kết quả: 51 bệnh nhân (BN) với 53 chân mắc BĐMCDMT giai đoạn IV theo Fontaine (độ tuổi trung bình là 76,6 ± 14,5) được can thiệp nội mạch tầng dưới gối với tỷ lệ nam/nữ là 22/29. Yếu tố nguy cơ chính là hút thuốc lá 31,3%, tăng huyết áp 74,0%, đái tháo đường 51%, với tỷ lệ theo phân loại Rutherford 5 và 6 lần lượt là 83% và 17%. Tỷ lệ tổn thương phức tạp TASC II C chiếm 72%, TASC II D chiếm 5,7%, chỉ số ABI trước và ngay sau can thiệp lần lượt là: 0,20 ± 0,08 và 0,72 ± 0,38 (p <0.05), thời can thiệp là 32,0 ± 7,4 (từ 25 – 51) phút. Tỷ lệ về số lượng động mạch dưới gối được can thiệp bao gồm một mạch 18,9%, hai mạch 43,4%, ba mạch 37,7%, trong các mạch được can thiệp động mạch chày trước chiếm 38,8%, động mạch chày sau chiếm 31,9%, động mạch mác chiếm tỷ lệ 29,3%. Số chân được can thiệp tầng đùi và dưới gối là 43.3%, tầng dưới gối chiếm 100%. Sau can thiệp 1 tháng tỷ lệ giai đoạn theo Fontaine là IIa (68%), IIb (28%), III (4%), tỷ lệ lành vết thương là 92%. Tỷ lệ các biến chứng sau can thiệp gồm 3.9% cắt cụt chi trên mắt cá chân, 39% cắt cụt chi tối thiểu, 2,0% nhiễm trùng đoạn chi sau can thiệp, 5,9% tái hẹp sau can thiệp, 7,8% tụ máu tại vị trí chọc mạch, không có bệnh nhân tử vong hay suy thận sau can thiệp. Kết luận: Can thiệp nội mạch tầng dưới gối điều trị BĐMCDMT có triệu chứng là phương pháp điều trị an toàn, có hiệu quả điều trị tốt. Cần thêm nghiên cứu dài hạn và cỡ mẫu lớn hơn để đánh giá hiệu quả của phương pháp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hardman RL, Jazaeri O, Yi J, Smith M, Gupta R. Overview of Classification Systems in Peripheral Artery Disease. Semin Interv Radiol. 2014;31(4):378-388. doi:10.1055/s-0034-1393976
2. Criqui MH, Matsushita K, Aboyans V, et al. Lower Extremity Peripheral Artery Disease: Contemporary Epidemiology, Management Gaps, and Future Directions: A Scientific Statement From the American Heart Association. Circulation. 2021;144(9):e171-e191. doi:10.1161/CIR.0000000000001005
3. Morbach S, Furchert H, Gröblinghoff U, et al. Long-term prognosis of diabetic foot patients and their limbs: amputation and death over the course of a decade. Diabetes Care. 2012;35(10):2021-2027. doi:10.2337/dc12-0200
4. Ruzsa Z, Januszek R, Óriás V, et al. Mortality and chronic obstructive pulmonary disease in patients treated with endovascular revascularization of the infra-inguinal lower limb arteries from retrograde access. Ann Transl Med. 2020;8(5):206. doi:10.21037/atm.2020.01.57
5. Soon SXY, Patel A, Chong TT, et al. Distribution of Peripheral Arterial Disease in Patients Undergoing Endovascular Revascularization for Chronic Limb Threatening Ischaemia: Insights from the Vascular Quality Initiative in Singapore. Vasc Spec Int. 2021;37:13. doi:10.5758/vsi.210016
6. Soga Y, Mii S, Aihara H, et al. Comparison of clinical outcome after bypass surgery vs. endovascular therapy for infrainguinal artery disease in patients with critical limb ischemia. Circ J Off J Jpn Circ Soc. 2013;77(8):2102-2109. doi:10.1253/circj.cj-13-0020
7. Giacoppo D, Cassese S, Harada Y, et al. Drug-Coated Balloon Versus Plain Balloon Angioplasty for the Treatment of Femoropopliteal Artery Disease: An Updated Systematic Review and Meta-Analysis of Randomized Clinical Trials. JACC Cardiovasc Interv. 2016;9(16):1731-1742. doi:10.1016/ j.jcin.2016.06.008
8. Kobayashi N, Hirano K, Nakano M, et al. Predictors of non-healing in patients with critical limb ischemia and tissue loss following successful endovascular therapy. Catheter Cardiovasc Interv Off J Soc Card Angiogr Interv. 2015;85(5):850-858. doi:10.1002/ccd.25625
9. Jaccard Y, Walther S, Anderson S, et al. Influence of secondary infection on amputation in chronic critical limb ischemia. Eur J Vasc Endovasc Surg Off J Eur Soc Vasc Surg. 2007;33(5):605-609. doi:10.1016/j.ejvs.2006.11.027