KẾT QUẢ PHƯƠNG PHÁP SINH THIẾT TRONG LÒNG ĐƯỜNG MẬT QUA DA Ở BỆNH NHÂN NGHI NGỜ UNG THƯ ĐƯỜNG MẬT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả của phương pháp sinh thiết trong lòng đường mật qua da ở bệnh nhân nghi ngờ ung thư đường mật tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu và tiến cứu gồm 52 bệnh nhân (BN) nghi ngờ ung thư đường mật, được sinh thiết trong lòng đường mật qua da tại Trung tâm chẩn đoán hình ảnh và can thiệp điện quang, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội giai đoạn từ 02/2020 đến 12/2022. Với 18 BN sinh thiết dưới hướng dẫn của chụp đường mật qua da (CĐMQD) và 34 BN sinh thiết dưới hướng dẫn nội soi đường mật qua da (NSĐMQD). Số lượng bệnh phẩm được sinh thiết từ 2-5 mảnh/BN. Chẩn đoán cuối cùng được xác nhận bằng phẫu thuật hoặc theo dõi lâm sàng, hình ảnh. Kết quả: Có 51/52 (98%) mẫu bệnh phẩm đạt chuẩn. 16/51 BN có chẩn đoán đúng là ung thư đường mật. 2 BN có nguyên nhân ác tính khác. 33 BN được kiểm chứng có kết quả âm tính thật. Có 2 BN âm tính giả và không có BN nào dương tính giả. Độ nhạy, độ đặc hiệu và độ chính xác của phương pháp này trong chẩn đoán nguyên nhân tắc nghẽn đường mật ác tính là 88,9%, 100% và 96,1%. Độ nhạy của phương pháp sinh thiết trong lòng đường mật đường mật dưới NSĐMQD so với dưới CĐMQD là tương đương, với độ tin cậy 95%. Có ít biến chứng liên quan đến kỹ thuật sinh thiết (7.6%), trong đó có 1 BN chảy máu đường mật, 1 BN tràn khí màng phổi và 2 BN rò mật. Không có BN nào có biến chứng nặng cần xử trí. Kết luận: Phương pháp sinh thiết trong lòng đường mật qua da là phương pháp an toàn, dễ thực hiện và có hiệu quả chính xác cao trong chẩn đoán ung thư đường mật cũng như các nguyên nhân tắc nghẽn ác tính khác.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tắc nghẽn đường mật ác tính, sinh thiết trong lòng đường mật qua da, ung thư đường mật.
Tài liệu tham khảo
2. Weber A, Schmid RM, Prinz C. Diagnostic approaches for cholangiocarcinoma. World J Gastroenterol. 2008; 14(26): 4131-4136. doi: 10.3748/ wjg.14.4131
3. Ierardi AM, Mangini M, Fontana F, et al. Usefulness and safety of biliary percutaneous transluminal forceps biopsy (PTFB): our experience. Minimally Invasive Therapy & Allied Technologies. 2014; 23(2): 96-101. doi: 10.3109/ 13645706. 2013. 854807
4. Jung GS, Huh JD, Lee SU, Han BH, Chang HK, Cho YD. Bile Duct: Analysis of Percutaneous Transluminal Forceps Biopsy in 130 Patients Suspected of Having Malignant Biliary Obstruction. Radiology. 2002; 224(3): 725-730. doi: 10.1148/ radiol.2242011501
5. Li Z, Li TF, Ren JZ, et al. Value of percutaneous transhepatic cholangiobiopsy for pathologic diagnosis of obstructive jaundice: analysis of 826 cases. Acta Radiol. 2017;58(1):3-9. doi:10.1177/ 0284185116632386
6. Chang HY, Liu B, Wang YZ, et al. Percutaneous transhepatic cholangiography versus endoscopic retrograde cholangiography for the pathological diagnosis of suspected malignant bile duct strictures. Medicine. 2020;99(11): e19545. doi:10.1097/MD.0000000000019545
7. Park JG, Jung GS, Yun JH, et al. Percutaneous transluminal forceps biopsy in patients suspected of having malignant biliary obstruction: factors influencing the outcomes of 271 patients. Eur Radiol. 2017; 27(10):4291-4297. doi: 10.1007/ s00330-017-4796-x