NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP U VÚ ĐƯỢC PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

Thị Mỹ Phụng Tống 1, Minh Tuấn Võ 2,, Thanh Nhân Võ 3, Thị Mộng Thơ Phạm 3
1 Bệnh viện Triều An
2 Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Từ Dũ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất ở phụ nữ và đứng thứ hai trong số các nguyên nhân gây tử vong do ung thư ở phụ nữ. Các tổn thương u vú xuất hiện trên lâm sàng dưới dạng những u cục dạng bướu, có khi giống bướu lành, có khi giống ung thư, và dễ gây chẩn đoán lầm với ung thư làm kết quả sau khi phân tích giải phẫu bệnh lý không như chẩn đoán trước phẫu thuật. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ các hình thái giải phẫu bệnh lý của u vú được phẫu thuật tại bệnh viện Từ Dũ và phân tích giá trị của siêu âm, nhũ ảnh, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả dọc hồi cứu trên 475 trường hợp phẫu thuật u vú từ 01/2016 đến 12/2020 tại bệnh viện Từ Dũ. Kết quả: Ung thư vú chiếm 8,6% (KTC 95%: 6,1-11,2), u vú lành tính chiếm 91,4% (KTC 95%: 88,8-93,9). U sợi tuyến lành của vú chiếm 72,6% (KTC 95%: 65,5-73,8) là dạng hình thái u lành tính phổ biến nhất. Carcinom ống tuyến vú chiếm 78,0% (KTC 95%: 63,4-90,2) là dạng hình thái ung thư vú phổ biến nhất. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương, giá trị tiên đoán âm của siêu âm (0,537;0,855;0,259;0,951), nhũ ảnh (0,853; 0,335;0,201;0,921), FNA (0,486; 0,987;0,818;0,941). Kết luận: Nhũ ảnh có vai trò sàng lọc tốt nhất. Siêu âm và FNA có vai trò sàng lọc thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2021), "Breast cancer".
2. Bệnh viện Từ Dũ (2019), "Bệnh lý tuyến vú lành tính", Phác đồ điều trị sản phụ khoa. 4, 277-284.
3. Mai Đăng Hiếu Nguyễn Vũ Quốc Huy (2016), "Đặc điểm của siêu âm, nhũ ảnh và chọc hút tế bào kim nhỏ trong chẩn đoán u vú", Tạp chí Phụ sản. 13(4), 58 - 63.
4. Hwang JY (2015), "Screening Ultrasound in Women with Negative Mammography: Outcome Analysi", Yonsei Med J. 56(5), 1352-1358.
5. Wang J (2020), "Is Ultrasound an Accurate Alternative for Mammography in Breast Cancer Screening in an Asian Population? ", A Meta-Analysis. 10(11), 985.
6. Zhu C (2016), "The accuracy of mammography screening for breast cancer: a Meta-analysis", Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi. 37(9), 1296-1305.
7. Kang M (2010), "Accuracy evaluation of mammography in the breast cancer screening in Asian women: a community-based follow-up study and meta analysis", Zhonghua Zhong Liu Za Zhi. 32(3), 212-216.
8. Mizuno S (2004), "Approach to Fine-needle Aspiration Cytology-negative Cases of breast cancer", Asian Journal of Surgery. 28(1), 13-17.
9. Muddegowda PH (2011), "The value of systematic pattern analysis in FNAC of breast lesions: 225 cases with cytohistological correlation", J Cytol. 28(1), 13-19.