ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẮT LỚP VI TÍNH CỦA VIÊM MŨI XOANG MẠN TÍNH CÓ POLYP MŨI VÀ ĐỐI CHIẾU VỚI PHÂN LOẠI MÔ BỆNH HỌC POLYP MŨI THEO EPOS 2020

Bùi Minh Châu 1,, Trần Thị Thu Hằng 1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, CLVT của viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi và đối chiếu đặc điểm lâm sàng, cắt lớp vi tính với phân loại mô bệnh học polyp mũi theo EPOS 2020. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca bệnh. Kết quả nghiên cứu: Qua nghiên cứu 123 trường hợp VMXMT polyp mũi 2 bên được phẫu thuật mũi xoang tại khoa Mũi xoang Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2022 bước đầu chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: có tổng cộng 98 /123 (79,7%) bệnh nhân tăng ưu thế BCAT trong  niêm mạc mũi xoang, trong đó có 35/98 bệnh nhân có tăng hỗn hợp BCTT. Đối với những bệnh nhân này có thang điểm triệu chứng, thang điểm nội soi, thang điểm  CLVT mũi xoang trước mổ nặng hơn và cải thiện triệu chứng sau mổ chậm hơn so với những bệnh nhân ưu thế BCTT. Có sự tương quan giữa BCAT trong máu và mô. Kết luận: Với bệnh viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi không đáp ứng với điều trị nội khoa thường có sự hiện diện ưu thế BCAT trong mô và có tự tương quan với BCAT trong máu, như vậy với những trường hợp không có điều kiện sinh thiết polyp có thể dùng BCAT trong máu sơ bộ phận loại VMXMT. Nhóm ưu thế BCAT đáp ứng với điều trị tại chỗ bằng Corticoid rửa với thể tích lớn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. European Position Paper on Rhinosimusitis and Nasal Polyps 2020.
2. Nakayama T, Yoshikawa M, Asaka D, Okushi T, Matsuwaki Y, Otori N, Hama T, Moriyama H. Mucosal eosinophilia and recurrence of nasal polyps new classification of chronic rhinosinusitis. Rhinology. 2011 Oct;49(4):392-6.
3. Lê Văn Vĩnh Quyền. Kết quả điều trị bằng corticoid tại chỗ trên bệnh nhân viêm mũi xoang mạn tính có polyp mũi tăng eosinophil ưu thế và không tăng eosinophil ưu thế. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 3 * 2019.
4. Sakuma Y, Ishitoya J, Komatsu M, Shiono O, Hirama M, Yamashita Y, et al. New clinical diagnostic criteria for eosinophilic chronic rhinosinusitis. counts Auris Nasus Larynx. 2011 Oct;38(5):583–8.
5. Nguyễn Nam Hà. Nghiên cứu kiểu hình các tế bào viêm và biểu hiện của gen FOXP3 và hGRa trong bệnh Polyp mũi. Luận án Tiến sĩ Y Học 2018.
6. Ikeda K, Shiozawa A, Ono N, Kusunoki T, Hirotsu M, Homma H, Saitoh T, Murata J. Subclassification of chronic rhinosinusitis with nasal polyp based on eosinophil and neutrophil. Laryngoscope. 2013Nov;123 (11):E1-9.
7. Thompson CF, Price CP, Huang JH, Min JY, Suh LA, Shintani-Smith S, Conley DB, Schleimer RP, Kern RC, Tan BK. A pilot study of symptom profiles from a polyp vs an eosinophilic-based classification of chronic rhinosinusitis. Int Forum Allergy Rhinol. 2016 May.6(5):500-7.
8. Zhong B,Yuan T, Du J, Tan K, Yang Q, Liu F, et al. The role of preoperative blood eosinophil in distinguishing chronic rhinosinusitis with nasal polyps phenotypes. Int Forum Allergy Rhinol. 2021 Jan;11(1):16–23.