ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ TKIS BƯỚC MỘT UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ TRÊN CÁC NHÓM ĐỘT BIẾN GEN EGFR TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Lê Chí Hiếu1,, Lê Thị Khánh Tâm 1
1 Bệnh viện Hữu Nghị

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: - Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IIIb-IV điều trị TKIs bước 1 tại khoa Ung bướu – Bệnh viện Hữu Nghị. - Đánh giá đáp ứng, thời gian sống bệnh không tiến triển và thời gian sống còn toàn bộ trên các loại đột biến gen EGFR sau điều trị TKIs thế hệ 1 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IIIb-IV tại khoa Ung bướu – Bệnh viện Hữu Nghị. Đối tượng phương pháp nghiêu cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả trên 45 bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IIIb-IV điều trị TIKs thế hệ 1 tại khoa Ung bướu – Bệnh viện  Hữu Nghị từ 6/2015 đến 9/2022. Thời gian sống bệnh không tiến triển tính từ thời điểm điều trị thuốc đến khi dừng điều trị hoặc đến thời điểm ngừng theo dõi (9/2022). Kết quả: Các đột biến gen EGFR được ghi nhận: L858R: 19 trường hợp (42,2%); 19DEL: 12 trường hợp (26,7%); L747: 3 trường hợp (6,7%); E746: 6 trường hợp (13,3%); khác 5 trường hợp (11,1%). Đáp ứng toàn bộ trên tổn thương chính về tỉ lệ đáp ứng toàn bộ và tỉ lệ kiểm soát bệnh của hai loại đột biến chính hay gặp là L858R là 42,1% và 84,21% và 19DEL là 41,67% và 75%. Thời gian sống bệnh không tiến triển trung vị là 18,5 tháng trên  toàn bộ bệnh nhân, các nhóm đột biến lớn gồm L858R và 19DEL trung vị là 12,97 tháng và 12,63 tháng. Kết luận: Các dưới nhóm đột biến thường gặp nhất là L858R trên exon 21 và 19DEL trên exon 19 với kết quả điều trị khi dùng TKIs tốt. Các nhóm đột biến khác cần mở rộng thêm số liệu để có đánh giá tin cậy hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bai H, Xiong L, Han B. The effectiveness of EGFR-TKIs against brain metastases in EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer. OncoTargets Ther. 2017;10:2335-2340. doi:10.2147/OTT.S129809
2. Castellanos E, Feld E, Horn L. Driven by Mutations: The Predictive Value of Mutation Subtype in EGFR-Mutated Non-Small Cell Lung Cancer. J Thorac Oncol Off Publ Int Assoc Study Lung Cancer. 2017; 12(4):612-623. doi: 10.1016/ j.jtho.2016.12.014
3. Chen Y, Xu J, Zhang L, et al. A multicenter-retrospective study of non-small-cell lung carcinoma harboring uncommon epidermal growth factor receptor (EGFR) mutations: different subtypes of EGFR exon 19 deletion-insertions exhibit the clinical characteristics and prognosis of non-small cell lung carcinoma. Transl Lung Cancer Res. 2022;11(2):238-249. doi:10.21037/tlcr-22-48
4. Li K, Yang M, Liang N, Li S. Determining EGFR-TKI sensitivity of G719X and other uncommon EGFR mutations in non-small cell lung cancer: Perplexity and solution. Oncol Rep. 2017;37(3): 1347-1358. doi:10.3892/or.2017.5409
5. Lim SH, Lee JY, Sun JM, Ahn JS, Park K, Ahn MJ. Comparison of clinical outcomes following gefitinib and erlotinib treatment in non-small-cell lung cancer patients harboring an epidermal growth factor receptor mutation in either exon 19 or 21. J Thorac Oncol Off Publ Int Assoc Study Lung Cancer. 2014; 9(4): 506-511. doi: 10.1097/ JTO.0000000000000095
6. Phạm Mai Thuỷ Tiên, Phạm Như Hiệp, Phan Cảnh Duy, Nguyễn Thanh Ái, Phan Thị Đỗ Quyên, Nguyễn Thị Diệu My. Đánh giá kết quả điều trị bước một ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa, di căn có đột biến EGRF bằng thuốc ức chế Tyrosine Kinase (TKIs). Tap Chi Hoc Lam Sang. 2018;50:60-67.
7. Porta R, Sánchez-Torres JM, Paz-Ares L, et al. Brain metastases from lung cancer responding to erlotinib: the importance of EGFR mutation. Eur Respir J. 2011; 37(3): 624-631. doi: 10.1183/ 09031936.00195609
8. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3): 209-249. doi:10.3322/caac.21660