ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ HOẠT TÍNH HẠ ĐƯỜNG HUYẾT IN VIVO CỦA LÁ CÂY MẬT GẤU NAM THU HÁI TẠI CẦN THƠ

Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 1, Cao Thị Tài Nguyên 1, Thái Thị Cẩm 2, Phạm Đức Toàn 3, Nguyễn Thanh Bình 4,5, Mai Huỳnh Như 6,
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học Nguyễn Tất Thành
3 Đại học Tôn Đức Thắng
4 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
5 Đại học Thủ Dầu Một
6 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát đặc điểm hình thái và tác dụng hạ đường huyết của lá Mật gấu nam. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích đặc điểm hình thái, cấu tạo vi phẫu. Tác dụng hạ glucose huyết tiến hành trên chuột nhắt trắng được gây tăng glucose huyết bằng alloxan (150 mg/kg, i.p). Kết quả: Cây Mật gấu nam thu hái tại Thành phố Cần Thơ thuộc loài Vernonia amygdalina, họ Cúc (Asteraceae). Cao chiết lá Mật gấu nam liều 600 mg/kg, 1200 mg/kg và 1800 mg/kg thể trọng làm giảm đường huyết đáng kể giảm 71%, 64% và 55% so với nhóm chứng bệnh (p < 0,05). Kết luận: Lá Mật gấu nam thu hái tại Thành phố Cần Thơ là loài Vernonia amygdalina, họ Cúc (Asteraceae). Cao chiết lá Mật gấu nam có tác dụng hạ glucose huyết mạnh nhất ở liều 600 mg/kg thể trọng so với nhóm chứng bệnh trên mô hình chuột gây tăng glucose huyết bằng alloxan (150 mg/kg, i.p).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. (2020). Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2". In Bộ Y tế (Ed.) (Vol. số 5481/QĐ-BYT).
2. Chung Thị Mỹ Duyên và Nguyễn Thị Thu Hương. (2014). Tác dụng hạ lipid máu của chế phẩm Xích linh chi trên mô hình gây tăng lipid máu nội sinh bằng Tyloxapol (Triton WR-1339). Tạp chí Y học TPHCM,18(1), 62-68.
3. Dương Thị Bích, Dư Thế Anh, Trì Kim Ngọc et al. (2014). Khảo sát khả năng hạ glucose huyết của lá Xuân hoa răng (Pseuderanthemum crenulatum) trên mô hình chuột đái tháo đường bằng alloxan. Tạp chí khoa học và công nghệ Việt Nam, 64(2), 21-24.
4. Đoàn Thanh Hiếu, Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Mai Hồng. (2020). Nghiên cứu đặc điểm vi học và định tính sơ bộ thành phần hóa học của cây lá đắng thu hái tại Thái Nguyên. Tạp chí khoa học và công nghệ, 225(1), 150-154.
5. Asante D. B., Effah-Yeboah E., Barnes P., et al. (2016). Antidiabetic Effect of Young and Old Ethanolic Leaf Extracts of Vernonia amygdalina: A Comparative Study. J Diabetes Res, (2016), 1-13.
6. Atangwho I. J., Yin K. B., Umar M. I., et al. (2014). Vernonia amygdalina simultaneously suppresses gluconeogenesis and potentiates glucose oxidation via the pentose phosphate pathway in streptozotocin-induced diabetic rats. BMC Complement Altern Med, (14), 426.
7. Etuk EU. (2010). Animals models for studying diabetes mellitus. Agric Biol JN Am, 1(2), 130-134.
8. Wang Z. H., Zhao X. J., Chen X., et al. (2023). Properties of new exotic traditional Chinese medicinal Vernonia amygdalina leaves:a literature research. Zhongguo Zhong Yao Za Zhi, 48(8), 2265-2271.