TÌM HIỂU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ THÔI THỞ MÁY Ở NGƯỜI BỆNH SUY TIM TẠI VIỆN TIM MẠCH VIỆT NAM

Lê Duy Đạo1,, Tạ Mạnh Cường2
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
2 Viện tim mạch Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả thôi thở máy ở người bệnh suy tim cần thở máy xâm nhập tại Viện Tim Mạch - Bệnh viện Bạch Mai năm 2022-2023. Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang có theo dõi dọc từ lúc nhập viện, chọn tất cả người bệnh đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong thời gian nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kết quả: Trong 47 bệnh nhân nghiên cứu có các đặc điểm sau: Nguyên nhân suy tim chủ yếu do bệnh động mạch vành, THA, bệnh nhân phải thơ máy do nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, kết quả điều trị chủ yếu ra viện và xin về, tỷ lệ thành công rút ống nội khí quản 53,2%, tử vong 8,5%. Về đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng: Bệnh nhân có tím tái, tri giác hôn mê, sốc tim,  NYHA IV, viêm phổi kèm theo, thở nhanh, SpO2 giảm, làm thất bại trong rút ống nội khí quản. Giá trị Ure, NT-proBNP, Lactat, Kali ở nhóm thôi thở máy thất bại cao hơn nhóm thành công, Phân số tống máu EF (%) ở nhóm thôi thở máy thất bại thấp hơn thành công. Một số yếu tố liên quan đến thôi thở máy thất bại: Viêm phổi kèm theo, Sốc tim, Tím tái, Tri giác hôn mê, SpO2 %, NYHA III, IV, Nhịp thở, Ure, Kali, Pro-BNP, phân suất tống máu EF, lactat, là yếu tố tiên lượng liên quan đến kết quả thôi thở máy thất bại ở người bệnh suy tim có thở máy đây là những yếu tố ảnh hưởng độc lập đến kết quả thôi thở máy. Kết luận: Có mối liên quan giữa nhóm thôi thở máy thất bại và thành công với các yếu tố như: tím tái, tri giác hôn mê, sốc tim, NYHA IV, viêm phổi kèm theo, thở nhanh, SpO2 giảm, Ure tăn, NT-proBNP tăng, Lactat tăng, Kali giảm, Phân số tống máu EF (%) giảm, đây là những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thôi thở máy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. McDonagh T.A., Metra M., Adamo M. và cộng sự. (2021). 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J, 42(36), 3599–3726.
2. Farmakis D., Parissis J., Lekakis J. và cộng sự. (2015). Acute heart failure: Epidemiology, risk factors, and prevention. Rev Esp Cardiol (Engl Ed), 68(3), 245–248.
3. Sanfilippo F., Falco D.D., Noto A. và cộng sự. (2021). Association of weaning failure from mechanical ventilation with transthoracic echocardiography parameters: a systematic review and meta-analysis. British Journal of Anaesthesia, 126(1), 319–330.
4. MacIntyre N.R., Epstein S.K., Carson S. và cộng sự. (2005). Management of Patients Requiring Prolonged Mechanical Ventilation: Report of a NAMDRC Consensus Conference. Chest, 128(6), 3937–3954.
5. Trần Quốc Minh (2022), Thực trạng cai thở máy và một số yếu tố liên quan đến cai thở máy kéo dài tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. Tr 32-44.
6. Vũ Thị Thu Giang (2019) Giá trị của siêu âm cơ hoành trong dự báo kết quả thôi thở máy thành công ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. Tr 37-46.
7. Hồ Đức Mạnh (2021) Giá trị của độ bão hòa oxy tĩnh mạch trung tâm trong dự đoán khả năng thôi thở máy của bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp cần thông khí nhân tạo xâm nhập. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.Tr 49-52.
8. Nguyễn Hữu Việt (2022). Liên quan giữa nồng độ lactat máu và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu giảm không có sốc tim. Luận văn thạc sỹ y học, Đại học Y Hà Nội. Tr 42-45.