ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG TRẺ VIÊM MÀNG NÃO TĂNG BẠCH CẦU ÁI TOAN TỪ THÁNG 03/2018 ĐẾN THÁNG 03/2023 TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Nguyễn Đình Lộc1,, Nguyễn Hồng An 1, Lưu Huỳnh Đức 1, Nguyễn Cao Minh Khôi 1, Lê Đức Tân 1, Nguyễn Hồ Phương Thùy 1, Lê Phạm Hiền Vy 1, Ngô Thị Mai Phương 2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi đồng 2

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm màng não tăng bạch cầu ái toan (VMNTBCAT) là bệnh hiếm gặp ở trẻ em, nhưng phổ biến hơn ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Hiện chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này ở trẻ em Việt Nam. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng, cận lâm sàng VMNTBCAT ở trẻ em. Đối tượng–Phương pháp: Nghiên cứu mô tả hồi cứu loạt ca các trường hợp VMNTBCAT nhập bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 03/2018 đến tháng 03/2023. Kết quả: Ghi nhận 53 trường hợp (2,1%) thoả tiêu chuẩn chẩn đoán VMNTBCAT trong số các ca bệnh viêm màng não (VMN). Đa số (39,6%) đến từ các tỉnh Đông Nam Bộ và thường xảy ra vào mùa mưa (> 60%). Triệu chứng thường gặp nhất là sốt (86,8%), buồn nôn, nôn (66%), đau đầu (62,3%), dấu màng não (47,2%). Kết luận: VMNTBCAT là một tình trạng bệnh hiếm gặp, chiếm 2,1% tổng số ca VMN tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Triệu chứng thường gặp nhất là đau đầu và sốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Hải Mến, Nguyễn Trần Chính, Lê Thị Xuân. Viêm màng não do Angiostrongylus cantonensis tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới từ năm 2002 đến 2005. Tạp chí Y học TP.HCM, 2007;11(1):416-421.
2. Hồ Thị Hoài Thu, Trương Hữu Khanh, Hồ Đặng Trung Nghĩa. Đặc điểm Dịch tễ và Lâm sàng ở trẻ viêm màng não tăng bạch cầu ái toan tại Khoa nhiễm Bệnh viện Nhi đồng I. Tạp chí Y học TP.HCM, 2017;21(3):102-107.
3. Nguyễn, T. T. T., & Nguyễn, A. N.. Đặc Điểm Dịch Tễ Viêm Màng Não Tăng Bạch Cầu Ái Toan Do Angiostrongylus Cantonensis Tại Bệnh Viện Nhi Đồng 1. Tạp Chí Y học Việt Nam, 2022;520;(2).
4. Bộ Y tế. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Huyết học-Truyền máu-Miễn dịch-Di truyền-Sinh học phân tử. 2014:28-31.
5. Kao-Pin Hwang, Eng-Rin Chen. Clinical Studies on Angiostrongyliasis cantonensis among Children in Taiwan. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 1991, pp.194-199.
6. Sawanyawisuth K, Chindaprasirt J, Senthong V, et al. Clinical manifestations of Eosinophilic meningitis due to infection with Angiostrongylus cantonensis in children. Korean J Parasitol, 2013,51(6):735-738.
7. Park S, Jung J, Chong YP, et al. Infectious Causes of Eosinophilic Meningitis in Korean Patients: A Single-Institution Retrospective Chart Review from 2004 to 2018. Korean J Parasitol. 2021;59(3): 227-233.
8. Jill Weatherhead, Rojelio Mejia. Eosinophilic Meningitis. In: Feigin and Cherry’s Textbook of Pediatrics Infectious Diseases, V1, 8th. Elsevier, 2019, pp.349-355.