KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ ĐỐT SÓNG CAO TẦN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN BẰNG CHUỖI XUNG T1 XÓA MỠ KHÔNG TIÊM THUỐC ĐỐI QUANG TỪ

Nguyễn Thị Hiểu 1, Ngô Lê Lâm 1, Nguyễn Trung Kiên 1, Nguyễn Duy Anh 1
1 Bệnh viện K

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu:  Kết quả bước đầu của điều trị đốt sóng cao tần điều trị ung thư biểu mô tế bào gan bằng chuỗi xung T1 xóa mỡ không tiêm thuốc đối quang từ; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên 71 bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan được điều trị đốt sóng cao tần và đánh giá bằng cộng hưởng từ sử dụng chuỗi xung T1 xóa mỡ không tiêm thuốc đối quang từ trong 24h đầu tiên sau đốt tại bệnh viện K Tân Triều, thời gian từ tháng 8/2022 – 6/2023. Kết quả: Nhóm tuổi từ 51-70 tuổi chiếm 73%; Tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B chiếm 97,2%; viêm gan C chiếm 29,6%; Đa số bệnh nhân có AFP < 20 ng/ml chiếm 46,5%; AFP 20 – 199 ng/ml chiếm 38%;  Tỉ lệ bệnh nhân có u gần bao gan chiếm 32,4%; Đa số kích thước u ≤ 30 mm chiếm 91,5%; Đa phần bệnh nhân được kết hợp nút mạch trước đốt chiếm 36,6%; Chủ yếu sử dụng kim đơn chiếm 97,2%; Nồng độ AFP có xu hướng giảm sau điều trị 1 tháng và 3 tháng; Phần lớn diện hoại tử quanh u > 5mm trong 24h chiếm 42,3% và theo dõi không thấy tái phát trong 3 tháng đầu sau đốt. Kết luận: Nghiên cứu hỗ trợ các bác sĩ ứng dụng chuỗi xung T1 xóa mỡ không tiêm thuốc đối quang từ sau điều trị ung thư gan bằng phương pháp đốt sóng cao tần trong vòng 24h đầu tiên để đánh giá diện hoại tử sau đốt, đánh giá sớm hiệu quả can thiệp để có hướng điều trị sớm cho bệnh nhân hoặc theo dõi tiếp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lương Ngọc Khuê (2020), "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư biểu mô tế bào gan", Bộ Y tế, pp. 1-36.
2. Chen M. H., Yang W., and Yan K. et al. (2008), "Radiofrequency ablation of problematically located hepatocellular carcinoma: Tailored approach", Abdom. Imaging.(33), pp. 428 – 436.
3. Clarisse Dromain, Thierry de Baere, and Dominique Elias (2002), "Hepatic Tumors Treated with Percutaneous Radio-frequency Ablation: CT and MR Imaging Follow-up", Radiology. 233, pp. 255-264.
4. Forner A, Reig M, and Bruix J. (2018), "Hepatocellular carcinoma", The Lancet., p. 391.
5. Hyuna Sung (2021), "Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries", CA Cancer J Clin., pp. 1-15.
6. International Agency for Research on Cancer (IARC) (2020), "Global Cancer Observatory—Vietnam Population fact sheets".
7. Masahiko Koda, Shiho Tokunaga, and Kennichi Miyoshi (2013), "Ablative margin states by magnetic resonance imaging with ferucarbotran in radiofrequency ablation for hepatocellular carcinoma can predict local tumor progression", J Gastroenterol., pp. 1283-1292.
8. Shintaro Mikami, Shuichiro Shiina, and Masaaki Akahane (2012), "Computed Tomography Follow-up for the Detection of Hepatocellular Carcinoma Recurrence after Initial Radiofrequency Ablation: A Single-center Experience", Journal of Vascular and Interventional Radiology, pp. 1269-1275.