U HẮC TỐ DI CĂN NIỆU QUẢN: BÁO CÁO MỘT CA LÂM SÀNG RẤT HIẾM GẶP VÀ XEM LẠI Y VĂN

Trần Quốc Hòa1,2,, Nguyễn Đình Bắc1
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

U hắc tố là một khối u ác tính có nguồn gốc từ các tế bào hắc tố. Đây là một loại ung thư có độ ác tính cao và có thể di căn ở giai đoạn sớm của bệnh. U hắc tố có thể di căn đến bất kỳ vị trí nào trên cơ thể tuy nhiên u hắc tố di căn đến niệu quản rất hiếm gặp. Vì vậy các thông tin về tình trạng này rất hạn hữu. Chúng tôi báo cao ca bệnh u hắc tố di căn niệu quản phải được chẩn đoán tại bệnh viện của chúng tôi. Bệnh nhân này có tiền sử mổ u hắc tố vùng ngực cách 10 năm, đợt này vào viện với biểu hiện của một cơn đau quặn thận phải. Cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh giãn đài bể thận phải do u niệu quản phải và các nốt ở gan theo dõi tổn thương thứ phát. Bệnh nhân được nội soi niệu quản sinh thiết cho kết quả giải phẫu bệnh phù hợp với u hắc tố di căn. Bệnh nhân sau đó được khám chuyên khoa ung bướu tuy nhiên không được nhận các phương pháp điều trị bổ trợ khác. Chúng tôi tìm kiếm trong y văn trong giai đoạn từ năm 1968 đến năm 2023 có 8 ca bệnh u hắc tố di căn niệu quản được báo cáo. Các triệu chứng lâm sàng, phương thức chẩn đoán và thái độ điều trị ở các ca bệnh đã được báo cáo là không giống nhau. Đa số bệnh nhân được phẫu thuật để loại bỏ khối u di căn kết hợp với các phương pháp điều trị bổ trợ như điều trị đích, liệu pháp miễn dịch, hóa chất và xạ trị. U hắc tố di căn niệu quản thường có tiên lượng rất xấu vì thường kèm theo di căn đến các cơ quan khác cùng thời điểm hoặc trong quá trình theo dõi sau đó.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Arnold M., Singh D., Laversanne M., et al. Global Burden of Cutaneous Melanoma in 2020 and Projections to 2040. JAMA Dermatol. 2022; 158:495503.
2. Tanase Timis, Jon Thor Bergthorsson, Victor Greiff, et al. Pathology and Molecular Biology of Melanoma. Curr Issues Mol Biol. 2023; 45(7): 5575–5597.
3. D. J. Mckenzie and R. Bell. Melanoma with solitary metastasis to ureter. The Journal of Urology. 1968; 99(4):399–400.
4. P. Tor¨ ok and T. Kiss. Multiple metastases of malignant cutaneous melanoma into the upper urinary tract. Orvosi Hetilap. 1997; 138(5):285–287.
5. G. Gakis, A. S. Merseburger, K. Sotlar, et al. Metastasis of malignant melanoma in the ureter: possible algorithms for a therapeutic approach. International Journal of Urology. 2009; 16(4):407–409.
6. B. C. J. Nair, N. C. Williams, C. Cui, et al. Conjunctival melanoma: bladder and upper urinary tract metastases. Journal of Clinical Oncology. 2011; 29(9):216–219.
7. Z. Ali, N. Yousaf, J. Larkin. Melanoma epidemiology, biology and prognosis. European Journal of Cancer Supplements. 2013; 11(2):81-91.
8. Patnana M, Bronstein Y, Szklaruk J, et al. Multimethod imaging, staging, and spectrum of manifestations of metastatic melanoma. Clin Radiol. 2011; 66(3): 224–236.
9. Damsky W, Rosenbaum L, Bosenberg M. Decoding melanoma metastasis. Cancers. 2010; 3(1):126–163.
10. Huang C, Provost N, Marghoob A, et al. Laboratory tests and imaging studies in patients with cutaneous malignant melanoma. J Am Acad Dermatol. 1998; 39(3):451–463.