NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH CĂN CỦA BỆNH NHÂN HỒNG BAN NÚT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lê Thái Vân Thanh1,2, Trần Ngọc Khánh Nam1,, Trần Hạnh Vy1, Thái Thanh Yến1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
2 Trường Đại học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hồng ban nút (HBN) là biểu hiện của một dạng phản ứng quá mẫn bị thúc đẩy bởi nhiều tác nhân khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến HBN, tùy thuộc vào dân tộc và vị trí địa lý. Tuy nhiên, 50% trường hợp có thể không xác định được nguyên nhân. Việt Nam là nước nằm trong khu vực bệnh nhiễm trùng có tần suất lưu hành cao. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng giữa các nhóm bệnh căn của bệnh nhân hồng ban nút tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố dịch tễ học và bệnh căn của bệnh nhân hồng ban nút tại bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu, mô tả loạt ca được thực hiện trên tất cả đối tương bệnh nhân mắc hồng ban nút điều trị trong khoảng thời gian từ 08/2021 đến 03/2023 tại bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong tổng số 42 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, phần lớn bệnh nhân là nữ (nữ/nam= 5/1), bệnh nhân HBN vô căn chiếm tỉ lệ 31%. Bệnh nhân HBN thứ phát chiếm tỉ lệ 69%, trong đó các bệnh nguyên được ghi nhận gồm nghi nhiễm liên cầu khuẩn, nghi nhiễm lao tiềm ẩn và đồng nhiễm lao tiềm ẩn, liên cầu khuẩn với tỉ lệ lần lượt là 4,8%; 54,7%; 9,5%. Phân tích các đặc điểm về dịch tễ học không ghi nhận yếu tố liên quan đến bệnh căn ở bệnh nhân HBN. Kết luận: Mặc dù HBN nói chung là một tình trạng lành tính và tự giới hạn, nhưng nó có thể liên quan đến những bệnh căn khác nhau. Việc xác định và khoanh vùng các bệnh căn nguyên ở bệnh nhân HBN tại Việt Nam là rất quan trọng, nhằm giải quyết vấn đề nguồn gốc, đem lại hiệu quả chữa trị và nâng cao chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân. Từ khóa: Hồng ban nút, bệnh căn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mert, A., et al., Erythema nodosum: an evaluation of 100 cases. Clinical and experimental rheumatology, 2007. 25(4): p. 563.
2. García‐Porrúa, C., et al., Erythema nodosum: etiologic and predictive factors in a defined population. Arthritis & Rheumatism: Official Journal of the American College of Rheumatology, 2000. 43(3): p. 584-592.
3. Cribier, B., et al., Erythema nodosum and associated diseases. A study of 129 cases. International journal of dermatology, 1998. 37(9): p. 667-672.
4. Jones, M. and P. de Keyser, Rash on the arms and legs. BMJ, 2015. 351.
5. Laborada, J. and P.R. Cohen, Tuberculosis-Associated Erythema Nodosum. Cureus, 2021. 13(12): p. e20184.
6. Rizvi, Z., et al., Erythema nodosum: a consequence of tuberculosis. Cureus, 2019. 11(5).
7. Limtong, P., et al., Clinicopathological Characteristics Related to Etiologies of Erythema Nodosum: A 10-Year Retrospective Study. Clinical, Cosmetic and Investigational Dermatology, 2021: p. 1819-1829.
8. Mert, A., et al., Erythema nodosum: an experience of 10 years. Scandinavian journal of infectious diseases, 2004. 36(6-7): p. 424-427.