KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY KHOANG MIỆNG VÀ HỌNG MIỆNG QUA ĐƯỜNG XƯƠNG HÀM DƯỚI CÓ TẠO HÌNH BẰNG VẠT ĐÙI TRƯỚC NGOÀI

Hà Thị Thu Trang1,, Tống Xuân Thắng1,2, Bùi Mai Anh3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương
3 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cắt ung thư biểu mô vảy (UTBMV) khoang miệng và họng miệng qua đường xương hàm dưới (XHD) có tạo hình bằng vạt đùi trước ngoài (ĐTN). Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả chùm ca bệnh. Đối tượng: 19 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán UTBMV khoang miệng hoặc họng miệng, được phẫu thuật (PT) cắt u qua đường XHD có tạo hình bằng vạt ĐTN trong 1 thì phẫu thuật tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt - Tạo hình - Thẩm mỹ, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 07 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình 56 ± 9. Nam 94.6%, nữ 5.3%. Hầu hết có tiền sử sử dụng thuốc lá và rượu bia nhiều năm. Triệu chứng lâm sàng hay gặp nhất là rối loạn nuốt: nuốt đau (100%), nuốt vướng (100%). Vị trí hay gặp là Amidan (47.4%) và lưỡi tự do (36.8%). Giai đoạn T3 chiếm 63.2%, giai đoạn IVA và giai đoạn III chiếm 42.1% và 36.8%. Biến chứng sau PT chung 47.4% gồm nhiễm trùng 36.8%, chảy máu 10.5%. Kết quả sau PT: PT cắt bỏ u kết quả tốt 94.7%, vạt sống hoàn toàn 94.4%, độ che phủ tốt 94.4%, phục hồi chức năng tốt 72.2%, tổn thương xương hàm dưới 0%, nơi cho vạt kế quả tốt 100%. Kết luận: Tiếp cận UT khoang miệng và họng miệng giai đoạn muộn qua đường XHD là phương thức lý tưởng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận, cắt bỏ u rộng rãi, kiểm soát tốt biến chứng, thuận lợi trong quá trình tạo hình khuyết hổng, phục hồi tốt về mặt giải phẫu cũng như chức năng của vùng khoang miệng và họng miệng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Văn Hưng. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư biểu mô khoang miệng tại BV Răng Hàm Mặt TW Hà Nội. Trường Đại học Y Hà Nội. Published online 2014.
2. Hàn Thị Vân Thanh. Nghiên Cứu Đặc Điểm Ung Thư Biểu Mô Khoang Miệng Có Ứng Dụng Các Kết Quả Nghiên Cứu về Kỹ Thuật Tạo Hình Vạt Rãnh Mũi Má. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2014.
3. Nguyễn Thị Hương Giang. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và nhận xét một số yếu tố nguy cơ của ung thư biểu mô khoang miệng tại Bệnh viện K. Trường Đại học Y Hà Nội. Published online 2002.
4. Almeida Parra F, Bueno De Vicente Á, Ranz Colio Á, et al. Transmandibular Approach in Head and Neck Oncological Surgery. Chin J Dent Res. 2020; 23(4): 257-264. doi:10.3290/ j.cjdr.b867885
5. Berteșteanu SVG, Popescu B, Grigore R. Transmandibular approach on 119 oral cavity and pharyngeal cancer patients. Hippokratia. 2015; 19(3):286.
6. Chen CM, Chen CH, Lai CS, Lin SD, Huang IY, Shieh TY. Anterolateral Thigh Flaps for Reconstruction of Head and Neck Defects. Journal of Oral and Maxillofacial Surgery. 2005;63(7):948-952. doi:10.1016/j.joms.2005.03.010
7. Christopoulos E, Carrau R, Segas J, Johnson JT, Myers EN, Wagner RL. Transmandibular Approaches to the Oral Cavity and Oropharynx: A Functional Assessment. Archives of Otolaryngology–Head & Neck Surgery. 1992;118(11):1164-1167. doi:10.1001/ archotol.1992.01880110032008
8. Mureau MAM, Posch NAS, Meeuwis CA, Hofer SOP. Anterolateral Thigh Flap Reconstruction of Large External Facial Skin Defects: A Follow-Up Study on Functional and Aesthetic Recipient- and Donor-Site Outcome. Plastic and Reconstructive Surgery. 2005; 115(4):1077. doi:10.1097/ 01. PRS.0000156153.17258.CE