GIÁ TRỊ CỦA SIÊU ÂM TIM ĐÁNH DẤU MÔ 2D TRONG TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM

Trần Quốc Huy1, Hoàng Văn Sỹ2,3,
1 Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị của sức căng cơ tim (GLS)  bằng siêu âm tim đánh dấu mô 2D trong dự đoán biến cố tim mạch chính (MACE)  và tử vong ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có phân suất tống máu thất trái giảm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 116 bệnh nhân NMCT cấp được điều trị tại Khoa Nội Tim Mạch Bệnh Viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2022 đến 04/2023. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang, theo dõi dọc. Siêu âm đánh dấu mô 2D được thực hiện trước khi xuất viện. Bệnh nhân được theo dõi và ghi lại các biến cố tim mạch chính về tim mạch bao gồm tử vong do mọi nguyên nhân, nhồi máu cơ tim tái phát, đột qụy não, suy tim nhập viện. Kết quả: Tuổi trung bình 70 ±11,22. Nam giới: 60,34%, Killip ≥2 chiếm 63,0%. Có 58 bệnh nhân (50%) xuất hiện MACE; 30 bệnh nhân tử vong trong thời gian nghiên cứu. GLS dự báo MACE với AUC = 0,74 (95% Cl: 0,68 - 0,85. Tại điểm cắt GLS ≥-9,4 % Xác định MACE với độ nhạy = 85%; độ đặc hiệu = 55%. Trong phân tích Cox đa biến, chỉ có GLS là yếu tố tiên lượng độc lập dự báo MACE với HR = 1,18 (95% Cl: 1,05- 1,32 ) p = 0,004. GLS dự báo tử vong với AUC = 0,73 ( 95% Cl: 0,62 - 0,83) tại điểm cắt GLS ≥ -9,4% xác định tử vong với độ nhạy = 89%; độ đặc hiệu = 75%. Trong phân tích Cox đa biến, GLS là yếu tố tiên lượng độc lập dự báo tử vong với HR = 1,24 (95%Cl: 1,05 - 1,47) p = 0,01. Kết luận: Sức căng dọc cơ tim thất trái đo bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim có giá trị dự báo biến cố tim mạch chính và tử vong ngắn hạn ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có phân suất tống máu thất trái giảm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bộ Y tế (2019), hướng dẫn chẩn đoán và xử trí hội chứng vành cấp. Quyết định số 2187/QĐ - BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế. Hà Nội.
2. Brophy JM (2007), Risk stratification following non-ST segment elevation myocardial infarction: Is the glass half-full or half-empty?, The Canadian Journal of Cardiology, Số 23(13), 1080-1.
3. World Health Organization (2017), Cardiovascular diseases (CVDs), UR: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/cardiovascular diseases (cvds).
4. Eldin Ibrahim MK E-kK, Ragab TM (2020). Two Dimensional Speckle Tracking Echocardiography Assessment of Left Ventricular Remodeling in patients after myocardial infarction, J Cardiol Clin Res, 8(1), 1149.
5. Smiseth O. A, Torp H, Opdahl A, et al (2016). Myocardial strain imaging: how useful is it in clinical decision making?, Eur Heart J, 37 (15), 1196-1207.
6. Pastore M. C, Mandoli G. E, Contorni F, et al. (2021). Speckle tracking echocardiography: Early predictor of diagnosis and prognosis in coronary artery disease. Biomed. Res. Int, 6685378. doi:10.1155/2021/6685378.
7. Iwahashi N, Kirigaya J, Gohbara M, et al. (2022). Mechanical dispersion combined with global longitudinal strain estimated by three dimensional speckle tracking in patients with ST elevation myocardial infarction, IJC Heart & Vasculature, 40, 101028.
8. Trịnh Việt Hà, Nguyễn Thị Thu Hoài, Đỗ Doãn Lợi (2021), Giá trị tiên lượng của sức căng cơ tim ở bệnh nhân Hội chứng vành cấp không ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, 94 +95, 197 - 204.
9. Abou R, Goedemans L, van der Bijl P, et al. (2020). Correlates and Long Term Implications of Left Ventricular Mechanical Dispersion by Two Dimensional Speckle-Tracking Echocardiography in Patients with ST-Segment Elevation Myocardial Infarction, J Am Soc Echocardiogr, 33(8), 964-972.
10. Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Nguyên Sơn (2022), Giá trị dự báo biến cố tim mạch chính và tử vong của sức căng cơ tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên sau can thiệp động mạch vành qua da, Tạp chí y dược lâm sàng 108, 17(5), 39 - 48