THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 199 - BỘ CÔNG AN

Trần Ngọc Hải1,, Trần Nam Chung1, Võ Đăng Linh1, Nguyễn Thị Tâm1
1 Bệnh viện 199 Đà Nẵng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ và sự phân bổ các loại vi khuẩn gây bệnh phân lập được tại Bệnh viện 199 Đà Nẵng và đánh giá mức độ đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn đó. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Tất cả các chủng vi khuẩn phân lập được từ các loại bệnh phẩm của bệnh nhân điều trị tại bênh viện 199 trong khoảng thời gian từ tháng 12/2022 đến tháng 8/2023. Kết quả: Tỉ lệ nhiễm khuẩn của các bệnh phẩm là 88,2%. Có 8 chủng vi khuẩn gây bệnh, trong đó Pseudomonas spp và Streptococcus spp là hai tác nhân thường gặp nhất, chiếm tỉ lệ tương ứng là 44,8% và 35,8%. Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp khác là Staphylococus, Enterobacter, Klebsiella, Acinobacter, Proteus với tỉ lệ từ 1,5 đến 9,0%. Các vi khuẩn đề kháng kháng sinh cao, cụ thể 88,1% vi khuẩn có kháng kháng sinh, trong đó trên 80% đa kháng (kháng từ 3 kháng sinh trở lên). Trong hai vi khuẩn thường gặp, Pseudomonas spp đề kháng hoàn toàn với Ampicillin, Ticarcillin (100 %); đề kháng cao với Trimethoprim-Sulfamethoxazole (76,5%); Amoxicillin/ Clavulanic acid (AC), Lindamycin, Penicillin (66,5%); còn nhạy cảm với Vancomycin, Ofloxacin (100%); Amikacin (92,6%); Colistin (91,3%). Streptococcus spp đề kháng hoàn toàn với nhiều kháng sinh như Ampicillin, Cefuroxin, Ceftriaxone, Ticarcillin, Ticarcillin - Clavulanic acid, Optocin, Bacitracin (100%), đề kháng cao với Norfloxacin (75%), Teracilin (68,7 %), còn nhạy cảm với Tobramycin, Piperacillin, Ciprofloxacin, Imipenem, Meropenem, Ceftazidime (100%). Kết luận: Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất là Pseudomonas spp, Streptococcus spp, Staphylococus, Enterobacter, Klebsiella, Acinobacter, Proteus. Các vi khuẩn phân lập được đã đề kháng với nhiều kháng sinh thường dùng, tỉ lệ đa kháng kháng sinh cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế (2020), Quyết định 5632/QĐ-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2020 về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện”.
2. Nguyễn Thị Phương và cs (2020). “Khảo sát đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn gây bệnh phân lập tại bệnh viện Hoàn mỹ Vạn phúc 2, năm 2019-2020”. Tạp chí Y học Việt Nam tập 496 - tháng 11- số đặc biệt 2020.
3. Phạm Minh Quân (2022). “Tác nhân vi sinh vật và kết quả điều trị ở trẻ viêm phổi có suy hô hấp tại bệnh viện nhi đồng cần thơ, năm 2022”. Tạp chí Y dược học Cần Thơ - số 52/2022.
4. Mai Thị Hiếu, Nguyễn Văn An, Kiều Chí Thành (2014). “Nghiên cứu tỷ lệ phân lập và tính kháng kháng sinh của các chủng Steptococcus pneumoniae phân lập từ bệnh phẩm đường hô hấp của trẻ dưới 5 tuổi bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính tại Bệnh Viện nhi Thanh Hoá từ tháng 6/2013 – 1/2014”. Tổng hội Y học Việt Nam tập 447- tháng 10- số 1 năm 2016.
5. Nguyễn Văn Kính (2010). "Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam". Global Antibiotic Resistance Partnership, pp. 3 - 4.
6. Đoàn Ngọc Ánh (2022). “Khảo sát sự phân bố và đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn thường gặp ở các bệnh nhân nhiễm khuẩn tại Bệnh viện tim mạch An Giang từ tháng 10/2020-10/2022”.
7. Bonyadi P, Saleh NT, Dehghani M, Yamini M, Amini K (2022). “Prevalence of antibiotic resistance of Pseudomonas aeruginosa in cystic fibrosis infection: A systematic review and meta-analysis”. Microb Pathog. doi: 10.1016/j.micpath.2022.105461.
8. Sambrano H, Castillo JC, Ramos CW, de Mayorga B, Chen O, Durán O, Ciniglio C, Aguilar C, Cisterna O, de Chial M (2021). “Prevalence of antibiotic resistance and virulent factors in nosocomial clinical isolates of Pseudomonas aeruginosa from Panamá”. Braz J Infect Dis. doi: 10.1016/j.bjid.2020.11.003.
9. Reig S, Le Gouellec A, Bleves S (2022). “What Is New in the Anti-Pseudomonas aeruginosa Clinical Development Pipeline Since the 2017 WHO Alert? Front Cell Infect Microbiol”. doi: 10.3389/fcimb.2022.909731.