KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BN RỐI LOẠN NHỊP THẤT KÈM BỆNH MẠCH VÀNH TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Phan Đình Phong1,, Phan Việt Tâm Anh2, Nguyễn Hữu Long2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Bệnh viện HNĐK Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị BN rối loạn nhịp (RLN) thất kèm bệnh mạch vành tại bệnh viện HNĐK Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 31 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán RLN thất, phân loại ≥ Lown 2 tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An. BN được chụp động mạch vành (ĐMV) qua đường ống thông và đánh giá kết quả chụp bằng phương pháp QCA, kết quả 31 bệnh nhân có hẹp ĐMV ≥ 70%. Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được điều trị bằng các phương pháp: điều trị nội khoa, điều trị bằng năng lượng sóng có tần số Radio(RF) và nhóm phối hợp cả 2 phương pháp trên.Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị RLN thất sớm tại thời điểm BN xuất viện. Kết quả: Các phương pháp điều trị chung của nhóm nghiên cứu: Điều trị nội khoa chiếm 19.4 %, triệt đốt bằng RF 9.6 %, can thiệp ĐMV kèm điều trị nội khoa chiếm 71 %. Kết quả điều trị chung của nhóm nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều trị hiệu quả RLN thất chiếm 80.6%, trong đó BN sau điều trị ngoại tâm thu thất hết hoàn toàn chiếm tỷ lệ 51.6%, và có 06 BN kết quả điều trị không thay đổi chiếm 19.4%. Ở nhóm bệnh nhân vẫn có RLN thất sau điều trị chiếm 48.4%, trong đó có 29% BN ghi nhận số lượng RLN thất giảm, và 19.4 % BN có số lượng ngoại tâm thu thất (NTTT) không thay đổi. Tỷ lệ BN được đặt Stent ĐMV chiếm 71% và có 10 BN không can thiệp ĐMV chiếm 29%. Ở nhóm được can thiệp đặt Stent ĐMV tỷ lệ điều trị hiệu quả RLN thất chiếm 76.2%, trong đó điều trị thành công chiếm tỷ lệ 57.1%. Kết luận: Tỷ lệ điều trị hiệu quả RLN thất ở nhóm nghiên cứu chiếm 80.6%, trong đó tỷ lệ BN hết NTTT sau điều trị chiếm 51.6%; 19.4% BN sau điều trị số lượng NTTT không thay đổi. BN được can thiệp ĐMV chiếm 71 % trong đó tỷ lệ điều trị hiệu quả chiếm 76.2%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Priori, S.G. and C. Blomström-Lundqvist, 2015 European Society of Cardiology Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death summarized by co-chairs. European heart journal, 2015. 36(41): p. 2757-27592.
2. Zeppenfeld, K., et al., 2022 ESC Guidelines for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death: Developed by the task force for the management of patients with ventricular arrhythmias and the prevention of sudden cardiac death of the European Society of Cardiology (ESC) Endorsed by the Association for European Paediatric and Congenital Cardiology (AEPC). 2022. 43(40): p. 3997-4126.
3. Wit, A.L., et al., Electrophysiological Foundations of Cardiac Arrhythmias: A Bridge Between Basic Mechanisms and Clinical Electrophysiology. 2020: Cardiotext Publishing.
4. Kimura, S., et al., Cellular electrophysiological changes during ischemia in isolated, coronary-perfused cat ventricle with healed myocardial infarction. 1988. 78(2): p. 401-406.
5. Tế, B.Y., Hướng dẫn quy trình kĩ thuật nội khoa chuyên ngành tim mạch. 2017, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
6. Pascale, P., Schlaepfer, J., Oddo, M., at al (2009). “Ventricular arrhythmia in coronary artery disease: limits of a risk stratification strategy based on the ejection fraction alone and impact of infarct localization”. Europace, 11(12), 1639-1646.
7. Volpato G, Compagnucci P., Cipolletta L., et al (2022). "Safety and efficacy of stereotactic arrhythmia radioablation for the treatment of ventricular tachycardia: a systematic review." Frontiers in Cardiovascular Medicine 9.
8. Huizar J. F., Fisher S. G., Ramsey F. V., et al (2021). "Outcomes of premature ventricular contraction–cardiomyopathy in the veteran population: a secondary analysis of the CHF-STAT Study." Clinical Electrophysiology(7.3): 380-390.
9. Pisani C. F., Romero J., Lara S., et al (2020). "Efficacy and safety of combined endocardial/epicardial catheter ablation for ventricular tachycardia in Chagas disease: a randomized controlled study." Heart Rhythm(17.9): 1510-1518.