KHẢO SÁT THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN TIẾT NIỆU Ở BỆNH NHÂN CÓ CAN THIỆP ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có can thiệp đường tiết niệu tại Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu hồi cứu kết hợp mô tả cắt ngang 101 bệnh nhân nhiễm có can thiệp đường tiết niệu tại trung tâm Thận – Tiết niệu & Lọc máu bệnh viện Bạch Mai từ 7/2022 đến 8/2023. Kết quả: tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 50,98 ± 18,83 với 44% bệnh nhân từ 46 đến 65 tuổi. Bệnh nhân nam chiếm tỷ lệ cao hơn với 57%. Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất là sỏi tiết niệu với 63%, triệu chứng lâm sàng phổ biến nhất là sốt (74,26%), tiểu buốt (53,46%), đau hông lưng (37,62%). Cấy nước tiểu có 78% là Gram âm với vi khuẩn phổ biến nhất là P. aeruginosa và 22% là vi khuẩn Gram dương với vi khuẩn phổ biến nhất là E. faecium. Tỷ lệ sinh ESBL của E. coli là 60%, K. pneumoniae là 33,33%. E. coli còn nhạy cảm với imipenem, betalactam + ức chế betalactamase, nirofurantoin, fosfomycine, đề kháng cao với quinolones, cephalosporin. P. aeruginosa và K. pneumoniae đề kháng cao với hầu hết các kháng sinh thông thường. Kết luận: kết quả của nghiên cứu cho thấy nhiễm khuẩn tiết niệu ở bệnh nhân có can thiệp đường tiết niệu thường phức tạp do các tác nhân vi khuẩn có tỷ lệ tiết ESBL cao, đa kháng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm khuẩn tiết niệu, can thiệp đường tiết niệu, kháng kháng sinh.
Tài liệu tham khảo
2. Đàm Quang Trung. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định căn nguyên vi sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu. Đại Học Hà Nội. Published online 2018.
3. Kim JW, Lee YJ, Chung JW, et al. Clinical characteristics of postoperative febrile urinary tract infections after ureteroscopic lithotripsy. Investig Clin Urol. 2018;59(5):335-341. doi:10.4111/icu.2018.59.5.335
4. Bùi Thị Thu Trang. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên vi sinh của nhiễm khuẩn tiết niệu tại khoa Thận - Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai. Đại học Y Hà Nội. 2019.
5. Đặng Thị Việt Hà, Nguyễn Văn Thanh, Đỗ Gia Tuyển. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, biến chứng và các yếu tố thuận lợi của nhiễm khuẩn tiết niệu tại khoa Thận - Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai. Học Thực Hành. 2016;1019:41-44.
6. Phan Thị Bích Hồng. Đặc điểm lâm sàng và căn nguyên vi sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn tiết niệu tại khoa Thận Tiết niệu bệnh viện Bạch Mai. Đại Học Hà Nội. Published online 2001.
7. Lê Văn Hiệp. Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu bệnh viện liên quan đến ống thông bàng quang ở bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực. Đại Học Hà Nội. Published online 2020.
8. Gupta K. Emerging antibiotic resistance in urinary tract pathogens. Infect Dis Clin North Am. 2003;17(2):243-259. doi:10.1016/s0891-5520(03)00006-0
9. McDanel J, Schweizer M, Crabb V, et al. Incidence of Extended-Spectrum β-Lactamase (ESBL)-Producing Escherichia coli and Klebsiella Infections in the United States: A Systematic Literature Review. Infect Control Hosp Epidemiol. 2017;38(10):1209-1215. doi:10.1017/ice.2017.156