ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC CORTICOID TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020

Trí Quang Nguyễn 1, Xuân Chữ Dương 1, Phục Hưng Nguyễn 1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục đích: Đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú thông qua một số chỉ số sử dụng thuốc. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả cắt ngang với 400 hồ sơ bệnh án. Kết quả: Tỷ lệ giới tính sử dụng corticoid trong quá trình điều trị ở nam là 48% và nữ là 52%. Nhóm tuổi lớn hơn hoặc bằng 60 tuổi (68,75%) chiếm tỷ lệ cao nhất, thứ hai là nhóm tuổi từ 18-59 tuổi chiếm 30%. Thời gian nằm viện trung bình của bệnh nhân là 6 ± 2,73 ngày. Methylprednisolone có tỷ lệ sử dụng cao nhất (79,50%). Tỷ lệ sử dụng corticoid theo đường tiêm có tỷ lệ cao nhất (64,75%). Tỷ lệ sử dụng cho mục đích kháng viêm chiếm phần lớn tổng số bệnh án được khảo sát (60,5%). Thời gian điều trị corticoid từ 1 đến 4 ngày là chiếm tỷ lệ cao nhất (54,75%), thấp nhất là lớn hơn 14 ngày chiếm 5,5%. Tỷ lệ bệnh án có chỉ định corticoid không phối hợp với non steroid chiếm đa số (86%). Tỷ lệ tương tác thuốc mức độ nghiêm trọng xảy ra giữa của cortitoid với thuốc khác (10,50%). Kết luận: nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho các cán bộ y tếvà lãnh đạo về tình hình kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú tại 1 cơ sở y tế hạng III.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bùi Đức Thành (2014), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc corticoid tại bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Giàng – Hải Dương, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường đại học Dược Hà Nội.
2. Lê Quốc Thịnh (2010), Chọn Glucocorticoid dùng ngoài để hạn chế tác hại, Bảng tin dược lâm sàng và điều trị, (1), Tr. 13.
3. Nguyễn Thị Hằng (2006), Khảo sát tác dụng không mong muốn của glucocorticoid trên bệnh nhân mắc bệnh hệ thống điều trị tại khoa dị ứng – miễn dịch lâm sàng – bệnh viện Bạch Mai, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Quách Thành Phúc (2013), Khảo sát tình hình sử dụng thuốc corticoid trong điều trị tại bệnh viện đa khoa huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau năm 2013, Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
5. Getachew H., Assen M., Dula F., et al. (2016). Potential drug–drug interactions in pediatric wards of Gondar University Hospital, Ethiopia: A cross sectional study. Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine, 6(6):534-538.
6. Nabovati E., Vakili-Arki H., Taherzadeh Z., et al. (2014). Drug-drug interactions in inpatient and outpatient settings in Iran: a systematic review of the literature. Journal of Pharmaceutical Sciences, 22(52):257-261.
7. Nogué M, Rambaud J, Fabre S et all. Long-term corticosteroid use and dietary advice: a qualitative analysis of the difficulties encountered by patient. BMC Health Serv Res. 2019 Apr 26,19(1): 255.
8. Oray M, Foster CS, Ebrahimiadib N. Long-term side effects of glucocorticoids. Expert Opinion on Drug Safety,January 2016,15(4): 457-65.