ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC SAU PHẪU THUẬT TRỒNG LẠI NGÓN TAY ĐỨT RỜI BẰNG KỸ THUẬT VI PHẪU

Nguyễn Thị Lệ Ngọc1, Quách Thị Hường1, Trần Thị Việt Chinh1, Nguyễn Văn Quân1, Nguyễn Việt Nam1,
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả chăm sóc bệnh nhân (BN) sau phẫu thuật trồng lại ngón tay bằng kỹ thuật vi phẫu. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên cứu mô tả lâm sàng về kết quả chăm sóc các bệnh nhân được chẩn đoán đứt rời hoặc đứt gần rời ngón tay từ tháng 6 năm 2018 đến tháng 7 năm 2019 tại  Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Kết quả: 57 bệnh nhân với 81 ngón tay, tỷ lệ nam/ nữ 7,14. Tỷ lệ ngón có biến chứng sau mổ 38/ 81 (46,9%), tắc tĩnh mạch (25,9%), tắc động mạch (9,9%), chảy máu (7,4%), ứ trệ tĩnh mạch (2,5%), nhiễm trùng (1,2%). Tỷ lệ ngón sống 55/ 81 ngón (67,9%), hoại tử 1 phần (7,4%), hoại tử toàn bộ (24,7%). Kết luận: Theo dõi 57 bệnh nhân với 81 ngón tay được trồng lại đã phát hiện 8 ngón tắc động mạch, 21 ngón tắc tĩnh mạch, 06 ngón chảy máu và 01 ngón nhiễm trùng chủ yếu trong 72 giờ đầu. Vì vậy, việc theo dõi sát sau trồng nối giúp phát hiện sớm và xử trí kịp thời các biến chứng sau mổ

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Võ Văn Châu (1994), “Những khó khăn trong kỹ thuật khâu nối mạch máu nhỏ”, Tài liệu Y – Dược học, Hội Y – Dược học Thành phố Hồ Chí Minh, Tr.18 – 20.
2. Võ Văn Châu (2007),” Kỹ thuật vi phẫu trong phẫu thuật bàn tay”, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.
3. Lê Văn Đoàn, Nguyễn Việt Tiến (2008), “Kết quả trồng lại 314 chi thể bằng kỹ thuật vi phẫu tại bệnh viên Trung ương Quân đội 108 - kinh nghiệm 13 năm”, Y học thực hành, 22, 45-50.
5. Phan Đức Minh Mẫn (2011). Đánh giá kết quả khâu nối vi phẫu thuật ngón tay đứt rời, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Việt Nam (2012), Nghiên cứu giải phẫu động mạch bàn tay, ngón tay và ứng dụng trong trồng lại bàn, ngón tay. Luận án tiến sỹ y học, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
7. Nguyễn Huy Phan (1999),” Kỹ thuật vi phẫu mạch máu - thần kinh thực nghiệm và ứng dụng lâm sàng”, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
8. Nguyễn Việt Tiến, Lê Hồng Hải, Lưu Hồng Hải, Lê Văn Đoàn, Nguyễn Văn Phú, Nguyễn thế Hoàng (2008) Đánh giá kết quả trồng lại 315 chi thể bằng kỹ thuật vi phẫu từ 1994 đến 2007 tại bệnh viện trung ương quân đội 108. Tạp chí Y dược học Lâm sàng 108, số 2, năm 2008, 63-71.
9. Nguyễn Thế Hoàng, Nguyễn Việt Tiến, Lê Văn Đoàn và CS (2006), Kết quả phẫu thuật nối lại chi thể đứt rời có sử dụng kỹ thuật vi phẫu tại Bệnh viện TƯQĐ 108, Tạp chí y dược học lâm sàng 108, số đặc biệt, hội nghị thường niên hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam lần thứ năm – Hà Nội, tr.11-15
10. Arakaki.A. and Tsai.T.M (1993), “Thumb replantation: survival factor and reexploration in 122 cas”, Journal of Hand Surgery British and European, Vol 1, No18B, pp. 152 - 156.