ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NĂNG LỰC SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA THAI PHỤ TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố liên quan đến năng lực sức khỏe tâm thần tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, sử dụng thang đo năng lực sức khỏe tâm thần (MHLS) 28 câu, phỏng vấn 190 thai phụ đến thăm khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Kết quả: Tổng điểm năng lực sức khỏe tâm thần (SKTT) trung bình của thai phụ là 87,5±13,24. Các yếu tố nghề nghiệp, trình độ học vấn có mối tương quan có ý nghĩa thống kê với năng lực SKTT với p<0,05. Trong đó: thai phụ là cán bộ/nhân viên văn phòng, có trình độ cao đẳng/trung cấp trở lên có điểm năng lực SKTT cao hơn, lần lượt là 91,42±11,73; 91,00±12,37. Kết luận: Năng lực SKTT của thai phụ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có điểm trung bình là 87,5±13,24 và có mối tương quan với nghề nghiệp và trình độ học vấn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
năng lực sức khỏe tâm thần, phụ nữ mang thai, MHLS
Tài liệu tham khảo
2. A. F. Jorm (2000), "Mental health literacy: Public knowledge and beliefs about mental disorders", The British Journal of Psychiatry, tr. 177(5):396-401.
3. Lê Thị Thu Hương (2017), Tương quan giữa các dấu hiệu tổn thương sức khoẻ tâm thần với nhận thức về sức khoẻ tâm thần của sinh viên tại Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Matt O'Connor và Leanne Casey (2015), "The Mental Health Literacy Scale (MHLS): A new scale-based measure of mental health literacy", Psychiatry Research, 229(1-2), tr. 511-516.
5. F. Mirsalimi, F. Ghofranipour, A. Noroozi và các cộng sự. (2020), "The postpartum depression literacy scale (PoDLiS): development and psychometric properties", BMC Pregnancy Childbirth, 20(1), tr. 13.
6. Silva S Fonseca A, Canavarro MC (2017), "Depression literacy and awareness of psychopathological symptoms during the perinatal period", Obstet Gynecol Neonatal Nurs, 46(2):197–208.