ĐIỆN DẠ DÀY ĐỒ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP II CÓ KHÓ TIÊU CHỨC NĂNG

Nguyễn Thị Giang1, Đào Việt Hằng1,2,
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Nghiên cứu và Đào tạo Tiêu hóa, Gan mật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hoạt động điện dạ dày và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường typ II có khó tiêu chức năng. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang gồm 42 bệnh nhân khó tiêu chức năng được chẩn đoán theo ROME IV: 21 bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) typ II (nhóm bệnh) và 21 bệnh nhân không mắc ĐTĐ (nhóm chứng) từ 10/2022 đến 07/2023 tại Phòng khám đa khoa Hoàng Long – Viện nghiên cứu, đào tạo Tiêu hóa, Gan mật. Kết quả: Tuổi trung bình là 55,8 ± 9,0. Đầy bụng, ợ hơi, ợ chua là những triệu chứng phổ biến nhất. Phần trăm sóng dạ dày bình thường cao nhất ở cả nhóm bệnh (77%) và nhóm chứng (80%) tại thời điểm trước ăn và sau ăn (ở nhóm bệnh là 76,9%, ở nhóm chứng là 84,6%). Tần số sóng nhọn (DF), năng lượng sóng nhọn (DP), phần trăm sóng dạ dày bình thường và chậm không khác nhau giữa hai nhóm. Các yếu tố tuổi, giới, thời gian chẩn đoán ĐTĐ, HbA1C và glucose máu không có mối tương quan với DF, DP trước và sau ăn. Kết luận: Không có sự khác biệt về hoạt động điện dạ dày trên các bệnh nhân khó tiêu chức năng mắc và không mắc ĐTĐ typ II. Tuổi, giới, BMI, thời gian mắc bệnh, HbA1C, glucose máu không có mối tương quan với các chỉ số EGG

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hằng, Đào V., Trang, T. H., & Long, Đào V. Tần số nhu động dạ dày và ảnh hưởng của một số yếu tố ở người bình thường. Tạp Chí Nghiên Cứu Học, 164 (3), 33–38.
2. Chen J.D. and McCallum R.W. (1993). Clinical applications of electrogastrography. Am J Gastroenterol, 88(9), 1324–1336.
3. Chen J.D., Richards R.D., and McCallum
R.W. (1994). Identification of gastric contractions from the cutaneous electrogastrogram. Am J Gastroenterol, 89(1), 79–85.
4. El-Salhy M. and Sitohy B. (2001). Abnormal gastrointestinal endocrine cells in patients with diabetes type 1: relationship to gastric emptying and myoelectrical activity. Scand J Gastroenterol, 36(11), 1162–1169.
5. Hata N., Murata S., Maeda J., et al. (2009). Predictors of gastric myoelectrical activity in type
2 diabetes mellitus. J Clin Gastroenterol, 43(5), 429–436.
6. Saeedi P., Petersohn I., Salpea P., et al. (2019). Global and regional diabetes prevalence estimates for 2019 and projections for 2030 and 2045: Results from the International Diabetes Federation Diabetes Atlas, 9th edition. Diabetes Res Clin Pract, 157, 107843.
7. American Diabetes Association (2018). Standards of Medical Care in Diabetes—2018 Abridged for Primary Care Providers. Clin Diabetes, 36(1), 14–37.
8. Rome IV Criteria. Rome Foundation,
, accessed: 07/10/2023.