VAI TRÒ CỦA CÁC CHỈ SỐ SỐC TRONG TIÊN LƯỢNG BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG

Nguyễn Như Lâm1,2,, Trần Đình Hùng1,2
1 Bệnh viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá vai trò của các chỉ số sốc


trong tiên lượng bệnh nhân người lớn bỏng nặng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên 173 bệnh nhân (BN) bỏng người lớn nhập viện trong vòng 6 giờ sau bỏng tại Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Bỏng Quốc gia từ 1/1/2021 - 31/10/2022, có diện tích bỏng từ 30% diện tích cơ thể (DTCT) trở lên. BN được chia làm hai nhóm cứu sống và tử vong, được so sánh về đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm tổn thương bỏng và các chỉ số sốc. Dùng ROC test phân tích giá trị tiên lượng tử vong của các yếu tố. Kết quả: Tỷ lệ tử vong là 29,48%. Các bệnh nhân có SI tăng chiếm đa số (72,83%). So với nhóm sống sót, nhóm tử vong có chỉ số sốc, chỉ số sốc sửa đổi và chỉ số sốc theo tuổi lớn hơn có ý nghĩa (p < 0=0,0001). Ngược lại, chỉ số sốc đảo ngược ở nhóm tử vong thấp hơn nhóm sống sót, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,0001). Khi phân tích đa biến cho tử vong, chỉ số sốc theo tuổi cùng với diện tích bỏng sâu và bỏng hô hấp có mối liên quan độc lập với tử vong. Phối hợp 3 chỉ số diện tích bỏng sâu, bỏng hô hấp và chỉ số sốc theo tuổi thì giá trị tiên lượng tử vong rất tốt (AUC = 0,95; độ nhạy: 88,16%; độ đặc hiệu: 90,15%), cao hơn có ý nghĩa so với đơn lẻ từng yếu tố (p < 0,001). Kết luận: Chỉ số sốc theo tuổi cùng với diện tích bỏng sâu và bỏng hô hấp là những yếu tố tiên lượng độc lập tử vong ở bệnh nhân bỏng. Giá trị tiên lượng tử vong của chỉ số sốc theo tuổi kết hợp với diện tích bỏng sâu và bỏng hô hấp là rất tốt (AUC = 0,95).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Allgöwer M, Burri C (1967) Schockindex. DMW- Deutsche Medizinische Wochenschrift, 92(43):1947-1950.
2. Tseng J, Nugent K (2015) Utility of the shock index in patients with sepsis. The American journal of the medical sciences, 349(6):531-535.
3. Torabi M, Moeinaddini S, Mirafzal A, Rastegari A, Sadeghkhani N (2016) Shock index, modified shock index, and age shock index for prediction of mortality in Emergency Severity Index level 3. The American journal of emergency medicine, 34(11):2079-2083.
4. Koch E, Lovett S, Nghiem T, Riggs RA, Rech MA (2019) Shock index in the emergency department: utility and limitations. Open Access Emergency Medicine:179-199.
5. Montoya KF, Charry JD, Calle-Toro JS, Núñez LR, Poveda G (2015) Shock index as a




mortality predictor in patients with acute polytrauma. Journal of Acute Disease, 4(3):202-204.
6. Odom SR, Howell MD, Gupta A, Silva G, Cook CH, Talmor D (2016) Extremes of shock index predicts death in trauma patients. Journal of emergencies, trauma, and shock, 9(3):103.
7. Pires-Menard A, Dong F, Jin R, Lee D, Poulakidas S, Bokhari F (2022) Initial Pulse

Pressure and Shock Index Predict Mortality in Burn Patients. Research Square, 1: 1-12
8. Kim SY, Hong KJ, Do Shin S, Ro YS, Ahn KO, Kim YJ, Lee EJ (2016) Validation of the shock index, modified shock index, and age shock index for predicting mortality of geriatric trauma patients in emergency departments. Journal of Korean medical science, 31(12):2026-2032.