HIỆU QUẢ CAN THIỆP NÂNG CAO KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA PHỤ NỮ TUỔI SINH ĐẺ VỀ SÀNG LỌC TRƯỚC SINH TẠI TUYẾN Y TẾ CƠ SỞ, TỈNH BÌNH DƯƠNG, 2019-2022

Bùi Minh Hiền1,, Nguyễn Hồng Chương1, Trần Văn Hưởng2, Võ Thị Kim Anh2, Vũ Hải Hà3, Lại Thị Minh3, Trần Thị Quỳnh Như4, Nguyễn Minh Đăng4
1 Sở Y tế tỉnh Bình Dương
2 Trường Đại học Thăng Long Viện
3 Vệ sinh Dịch tễ Trung ương
4 Bệnh viện Đa khoa Nam Anh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ tuổi sinh đẻ về sàng lọc trước sinh. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng không đối chứng được tiến hành trên 455 phụ nữ tuổi tuổi sinh đẻ trước và sau can thiệp từ tháng 03/2019 đến tháng 12/2022 tại 91 trạm y tế xã, tỉnh Bình Dương. Kết quả: Tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ có kiến thức đúng về sàng lọc trước sinh tăng từ 47,3% lên 73,8% (p < 0,05; CSHQ = 56,3%), thái độ tích cực về sàng lọc trước sinh tăng từ 63,2% lên 80,7% (p < 0,05; CSHQ


= 27,4%), thực hành đúng về sàng lọc trước sinh tăng


từ 38,2% lên 67,9% (p < 0,05; CSHQ = 77,6%). Kết


luận: Mô hình can thiệp có hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành của phụ nữ tuổi sinh đẻ về sàng lọc trước sinh. Truyền thông về sàng lọc trước sinh cần được thực hiện thường xuyên hơn và đa dạng hóa các hình thức.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2016), Thông tư số 34/2016/TT-BYT ngày 21 tháng 9 năm 2016 quy định về thăm khám, các quy trình sàng lọc để phát hiện, điều trị, xử trí các bất thường, dị tật của bào thai, Hà Nội.
2. Bộ Y tế (2020), Quyết định số1807/QĐ-BYT về Hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trong sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh, NXB Y học, Hà Nội.
3. Hoàng Thị Thu Hoà (2020), Kiến thức, thái độ và thực hành của phụ nữ mang thai về dự phòng dị tật bẩm sinh tại huyện Krông Búk tỉnh Đắk Lắk năm 2020, Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng.
4. Phạm Thị Thu Huyền, Vũ Thị Nhung (2018), "Kiến thức, thái độ, hành vi về sàng lọc trước sinh ở quí 1 và các yếu tố liên quan của thai phụ tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Bình Thuận". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 23, Số 2, tr.101-107.
5. Phạm Thị Bé Lan, Lê Thanh Tiền, Trương Thị Thu Hiền, Trần Ngọc Minh, Lâm Vĩnh Niên (2019), "Thực hành về sàng lọc trước sinh của các



phụ nữ mang thai đến sinh tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh năm 2017 và các yếu tố liên quan". Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 23, Số 2, tr.132-140.
6. Đỗ Thị Nhiên, Đinh Thị Phương Hòa, Lê Minh Thi (2021), "Kiến thức, thái độ của phụ nữ từ 20 - 35 tuổi về dự phòng dị tật bẩm sinh và một số yếu tố liên quan tại thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk năm 2019". Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển, Tập 5, Số 6, tr.27-36.
7. Nguyễn Thị Phương Tâm (2013), Kiến thức, thái độ, thực hành của thai phụ về chương trình sàng lọc trước sinh tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long

An năm 2013, Luận văn Thạc sĩ Dịch vụ Y tế, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 30-74.
8. Võ Ngọc Minh Thư (2019), Kiến thức, thái độ, hành vi của thai phụ về khám sàng lọc trước sinh tại phòng khám Sản phụ khoa - Kế hoạch hóa gia đình tại trung Tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An, Khóa luận Cử nhân Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
9. Trần Thị Mộng Tuyền, Lê Minh Thi (2022), "Kiến thức, thái độ, thực hành về sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai và các yếu tố liên quan tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An năm 2022". Tạp chí Y học Dự phòng, Tập 32, Số 6, tr.105-115.