NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP THUYÊN TẮC PHỔI CÓ RỐI LOẠN HUYẾT ĐỘNG ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG BẰNG TIÊU SỢI HUYẾT TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH

Nguyễn Viết Hậu1,, Nguyễn Khánh Dương1, Nguyễn Quan Như Hảo1, Trương Thị Thúy Trinh1, Nguyễn Quốc Huy1, Nguyễn Minh Hải1, Nguyễn Xuân Vinh1
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Thuyên tắc phổi (TTP) là một bệnh lý cấp cứu nội khoa, đe doạ tính mạng và có nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Các triệu chứng lâm sàng của TTP thường không đặc hiệu, một số trường hợp có thể không triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi tầm soát các bệnh lý khác. Lựa chọn điều trị TTP bao gồm thuốc tiêu sợi huyết, thuốc kháng đông, đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới,... Hiện nay, thuốc tiêu sợi huyết đã được chứng minh có hiệu quả trong điều trị TTP, do đó đây là một lựa chọn ngày càng được sử dụng trên lâm sàng. Chúng tôi trình bày một trường hợp nhập viện với triệu chứng khó thở và nặng ngực khởi phát khoảng 1 tuần và được chẩn đoán TTP cấp có rối loạn huyết động phải sử dụng thuốc vận mạch. NB được chỉ định thuốc tiêu sợi huyết, ngay sau khi kết thúc truyền thuốc, huyết động cải thiện không còn phụ thuộc thuốc vận mạch. Kết quả CT scan động mạch phổi kiểm tra sau đó ghi nhận giảm đáng kể kích thước huyết khối và NB được xuất viện với tình trạng ổn định sau 11 ngày điều trị

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sagar Adhikari et at.(2022), “Successful thromlysis with low dow thrombolytic agent in a patient with acute life – threatening massive pulmonary thromboembolism: A case report”. Annals of Medicine and Surgery, 82:104742
2. Stavros V.Konstantinides, Guy Meyer, Cecilia Becattini et al.(2019), “2019 ESC Guidelines for the diagnosis and management of acute pulmonary embolism developed in collaboration with the European Respiratory Society (ERS)”. European Heart Journal, 41, pp.543 – 603.
3. Essien EO, Rali P, Mathai SC (2019), “Pulmonary Embolism”. Med Clin North Am;103(3):549-64. Epub 2019/04/09. doi:

10.1016/j.mcna.2018.12.013.
4. Di Nisio M, van Es N, Büller HR (2016), “Deep vein thrombosis and pulmonary embolism”. Lancet, 388(10063):3060-73. Epub 2016/07/05. doi: 10.1016/s0140-6736(16)30514-1.
5. Frank Peacock W, Coleman CI, Diercks DB, Francis S, Kabrhel C, et al Keay C (2018), "Emergency department discharge of pulmonary embolus patients". Acad Emerg Med, 25, 995 - 1003.
6. Wendelboe AM, Raskob GE (2016), "Global burden of thrombosis: epidemiologic aspects". Circ Res, 118 (1340 - 7).
7. Châu Ngọc Hoa, Đinh Thị Thu Hương (2022), “Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch”. Hội Tim mạch học Việt Nam.
8. Hajouli S. Massive Fatal Pulmonary Embolism While on Therapeutic Heparin Drip. J Investig Med High Impact Case Rep. 2020; 8:2324709620914787.
9. Duffett L, Castellucci LA, Forgie MA (2020), “Pulmonary embolism: update on management and controversies”. BMJ. 2020;370:m2177.
10. Meneveau N, Séronde MF, Blonde MC, Legalery P, Didier-Petit K, Briand F, et al (2006), “Management of unsuccessful thrombolysis in acute massive pulmonary embolism”. Chest. 129(4):1043-50.