ỨNG DỤNG NỘI SOI ÁNH SÁNG DẢI TẦN HẸP (NBI) CHẨN ĐOÁN POLYP ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI THÁI NGUYÊN

Trần Thị Anh1, Nguyễn Thị Thu Huyền1,2,3,, Nguyễn Tiến Dũng1,2,3
1 Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược
3 Trường Đại học Y Dược - ĐH Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI trong chẩn đoán polyp đại trực tràng. Đối chiếu hình ảnh của nội soi dải tần ánh sáng hẹp NBI và kết quả mô bệnh học của polyp đại trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 78 bệnh nhân đến khám hoặc điều trị tại khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên và Khoa Nội soi và khám chữa bệnh tiêu hóa, bệnh viện trường Đại học Y- Dược Thái Nguyên có polyp đại tràng được phát hiện qua nội soi từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2022. Tiến hành nội soi toàn bộ đại trực tràng, phát hiện và mô tả đặc điểm polyp, đối chiếu polyp theo phân loại JNET và NICE theo kết quả mô bệnh học. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 60,87±13,3; nam/nữ: 2,12/1; hay gặp polyp ở đại tràng sigma nhất, 43,6% polyp kích thước <10 mm. Có 48,8% polyp u tuyến. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự đoán dương tính, giá trị dự đoán âm tính và độ chính xác


của phân loại JNET với polyp có khả năng ác tính lần


lượt là 92,8%; 83,3%; 86,7%; 90,9% và 88,5%; của


phân loại NICE là 83,3%; 86,1%; 87,5%; 81,6%;


84,6%. Kết luận: Nội soi ĐTT bằng chế độ NBI kết hợp với phân loại JNET hoặc NICE cho thấy khả năng dự đoán kết quả mô bệnh học polyp có độ chính xác cao và đáng tin cậy.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Công Long và các cộng sự. (2022), "Giá trị của phân loại JNET và KUDO đối chiếu với mô bệnh học trong đánh giá polyp đại trực tràng", Tạp chí Y học Việt Nam. 514(2).
2. Phạm Bình Nguyên, Vũ Trường Khanh và Đào Văn Long (2021), "Nghiên cứu giá trị của nội soi phóng đại nhuộm màu ảo (fice) và nhuộm màu thật (crystal violet) trong dự đoán kết quả mô bệnh học polyp đại trực tràng", Tạp chí Y học Việt Nam. 506(1).
3. Tăng Thị Yến Nhi và Nguyễn Thị Thúy Duy (2022), "Khảo sát tổn thương dạng polip ở đại trực tràng bằng nội soi và mô bệnh học tại bệnh viện trường đại học Y Dược Cần Thơ", Tạp chí Y học Việt Nam. 517(2).
4. C. Schramm and et al (2015), "Patient- and procedure-related factors affecting proximal and distal detection rates for polyps and adenomas:



results from 1603 screening colonoscopies", Int J Colorectal Dis. 30(12), p.1715-22.
5. K. Sumimoto and et al (2017), "Clinical impact and characteristics of the narrow-band imaging magnifying endoscopic classification of colorectal tumors proposed by the Japan NBI Expert Team", Gastrointest Endosc. 85(4), p. 816-821.
6. Viçovan, II and et al (2017), "The role of narrow band imaging in colorectal polyp detection", Bosn J Basic Med Sci. 17(2), p. 152-158.
7. J. L. A. Vleugels and et al (2017), "Natural history of diminutive and small colorectal polyps:

a systematic literature review", Gastrointest Endosc. 85(6), p. 1169-1176.e1.
8. Viviane Fernandes ROSA and et al (2014), "Influence of patient age and colorectal polyp size on histopathology findings", ABCD. Arquivos Brasileiros de Cirurgia Digestiva (São Paulo). 27, p.109-113.
9. Ngo Thi Hoai and et al (2021), "Relationship between location, size, morphology and histopathological types of neoplastic colorectal polyps", Journal of 108-Clinical Medicine and Phamarcy.