NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TRẦM CẢM Ở PHỤ NỮ SAU SINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2022

Nguyễn Xuân Long1,, Hoàng Anh Tuấn1, Trần Quang Mạnh1, Nguyễn Ngọc Quỳnh1, Nguyễn Lương Tài1, Nguyễn Ngọc Tuấn1, Đinh Việt Hùng2
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến ở phụ nữ sau sinh, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em. Mục tiêu: Mô tả tỉ lệ trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ sau sinh trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 1086 phụ nữ sau sinh từ 4-12 tuần trên địa bàn 10 quận huyện Thành phố Hà Nội. Kết quả: Có 16,85% phụ nữ có trầm cảm sau sinh. Các biểu hiện của trầm cảm sau sinh chủ yếu là: Cảm giác buồn chán (28,45%); Cảm giác làm mọi việc đều chán nản (23,94%); Làm việc dễ bị mệt mỏi (35,91%); Rối loạn giấc ngủ (41,99%). Các yếu tố: mang thai lần đầu dưới 20 tuổi (OR=1,89); Tuổi thai khi sinh dưới 37 tuần (OR=2,56); Thất nghiệp, làm nội trợ (OR=3,07); Chồng bạo lực tinh thần (OR=3,51) là những yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh. Kết luận: Những phát hiện này nhấn mạnh sự cần thiết phải sàng lọc trầm cảm và các yếu tố nguy cơ sau khi sinh ở những nơi chăm sóc sẵn có để cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. (2008). The global burden of disease: 2004 update, Geneva.
2. O’Hara M.W. and Swain A.M. (1996). Rates and risk of postpartum depression: a metaanalysis. Int Rev Psychiatry, 8(1), 37.
3. Grote N.K., Bridge J.A., Gavin A.R., et al. (2010). A meta-analysis of depression during pregnancy and the risk of preterm birth, low birth weight, and intrauterine growth restriction. Arch Gen Psychiatry, 67(10), 1012–24.
4. Nhi Tran Tho, Hanh Nguyen Thi Thuy, Toan Ngo Van, Vibeke Rasch Dan W.Meyrowitsch, Tine Gammeltoft, Hinh Nguyen Duc (2016). Intimate partner violence and depression among pregnant women in Dong Anh district, Hanoi city. Vietnam Journal of Medicine and Pharmacy, 12 (3), 49-57.
5. Fisher J.R.W., Morrow M.M., Nhu Ngoc N.T., et al. (2004). Prevalence, nature, severity and correlates of postpartum depressive symptoms in Vietnam. BJOG Int J Obstet Gynaecol, 111(12), 1353–1360.
6. Nguyễn Thị Huyền (2014). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm sau sinh. Luận án chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Mayberry L.J., Horowitz J.A., and Declercq E. (2007). Depression Symptom Prevalence and Demographic Risk Factors Among U.S. Women During the First 2 Years Postpartum. J Obstet Gynecol Neonatal Nurs, 36(6), 542–549.
8. Hendrick V. (2006). General Considerations in Treating Psychiatric Disorders During Pregnancy and Following Delivery. Psychiatric Disorders in Pregnancy and the Postpartum. Humana Press, 1–12.
9. Rodriguez M., Heilemann M., Fielder E., et al. (2008). Intimate partner violence,depression, and PTSD among pregnant Latina women. Ann Fam Med, 6(1), 44–52.
10. Lê Quốc Nam (2012). Rối loạn trầm cảm sau sinh ở các sản phụ tại bệnh viện Tù Dũ. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, 12(3), 100-107.