MỘT SỐ KÍCH THƯỚC HẦU HỌNG TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG TỪ XA Ở NHÓM NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH CÓ TƯƠNG QUAN XƯƠNG KHÁC NHAU

Phan Thị Tình1,, Nguyễn Thị Thu Phương2, Quách Thị Thúy Lan2, Nguyễn Trọng Hiếu2, Nguyễn Thị Thương Hoài2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số kích thước hầu họng trên phim sọ nghiêng từ xa ở nhóm người trưởng thành tuổi từ 18-35 có tương quan xương khác nhau. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 90 người trưởng thành tuổi từ 18-35 tuổi đến khám chỉnh nha tại Trung tâm Kỹ thuật cao Khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt, Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại Học Y Hà Nội, với 30 người có tương quan xương loại I, 30 người có tương quan xương loại II và 30 người có tương quan xương loại III. Kết quả:


Chiều rộng một số vùng hầu họng ở những người có tương quan xương hạng I, II, III lần lượt là: họng mũi 24.9 ± 2.97; 25.55 ± 2.9; 24.52 ± 2.88 mm; họng


miệng: 10.12 ± 3.58; 8.92 ± 2.97; 10.17 ± 3.71 mm;


họng thanh quản:16.98 ± 4.33; 16.45 ± 3.64; 18.48 ±


4.3 mm; độ dày vòm miệng mềm: 8.5 ± 1.5; 7.53 ± 1.75; 8.45 ± 1.83 mm; chiều dài vòm miệng mềm: 32.78 ± 4.15; 33.26 ± 3.45; 30.71 ± 4.77 mm; chiều dài lưỡi: 68.08 ± 6.59; 66.18 ± 6.64; 66.22 ± 5.21 mm; chiều cao tối đa của lưỡi: 34.7 ± 3.26; 32.83 ± 4.12; 35.65 ± 3.88 mm. Kết luận: Chiều dài họng mũi ở những người có tương quan xương hạng II > hạng I > hạng III; chiều dài họng miệng, họng thanh quản ở những người có tương quan xương hạng III > hạng I > hạng II, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Chiều dài vòm miệng mềm ở những người có tương quan xương hạng II > hạng I > hạng


III. Chiều dài lưỡi, độ dày vòm miệng ở những người có tương quan xương hạng I > hạng III > hạng II.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Basheer B, Hegde KS, Bhat SS, Umar D, Baroudi K. Influence of mouth breathing on the dentofacial growth of children: a cephalometric study. J Int Oral Health JIOH. 2014;6(6):50-55.
2. A cephalometric evaluation of the pharyngeal airway space in patients with mandibular retrognathia and prognathia, and normal subjects - PubMed. Accessed April 16, 2022. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/ 18296029/
3. Kirjavainen M, Kirjavainen T. Upper airway dimensions in Class II malocclusion. Effects of headgear treatment. Angle Orthod. 2007;77(6):1046-1053. doi:10.2319/081406-332
4. Wenzel A, Williams S, Ritzau M. Relationships of changes in craniofacial morphology, head posture, and nasopharyngeal airway size following mandibular osteotomy. Am J Orthod Dentofac Orthop Off Publ Am Assoc Orthod Its Const Soc Am Board Orthod. 1989;96(2):138-143. doi:10.1016/0889-5406(89)90254-0
5. Gholinia F, Habibi L, Amrollahi Boyouki M. Cephalometric Evaluation of the Upper Airway in Different Skeletal Classifications of Jaws. J Craniofac Surg. 2019; 30(5): e469-e474. doi: 10.1097/ SCS.0000000000005637
6. Cakarne D, Urtane I, Skagers A. Pharyngeal airway sagittal dimension in patients with Class III skeletal dentofacial deformity before and after bimaxillary surgery. 2003;5.
7. Suvagiya H, Mehta F, Patel R, Kumar A. evaluation of uvulo-glosso-pharyngeal dimensions in different skeletal patterns-a cephalometric study.; 2020.