ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐO ÁP LỰC NỘI SỌ QUA NHU MÔ NÃO Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO NẶNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC NINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả đo áp lực nội sọ qua nhu mô não cho 41 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu dựa
trên 41 bệnh nhân chấn thương sọ não nặng được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tất cả 41 bệnh nhân được đo áp lực nội sọ qua nhu mô não và điều trị dựa trên theo dõi lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính, áp lực nội sọ. Điều trị bằng phương pháp hồi sức tích cực, mổ lấy máu tụ, mở nắp sọ giảm áp (không có máu tụ trong sọ, áp lực nội sọ cao, hồi sức không hiệu quả). Kết quả điều trị được đánh giá khi bệnh nhân ra viện (sống, chết, biến chứng), sau khi ra viện > 3 tháng (GOS). Kết quả nghiên cứu: Tổng số 41 bệnh nhân gồm 37 nam, 4 nữ. Tuổi thấp nhất 19 tuổi, cao nhất 73 tuổi. Tất cả bệnh nhân được đo áp lực nội sọ qua nhu mô não thành công. Biến chứng: 01 máu tụ dưới màng cứng. Phẫu thuật lấy máu tụ 4 trường hợp, phẫu thuật giải
áp 1 trường hợp và điều trị nội khoa 36 trường hợp. Kết quả khi ra viện: chết 6 và sống 35. Nguyên nhân tử vong do không kiểm soát áp lực trong sọ 4. Tỷ lệ tử vong có sự khác biệt ở nhóm ALNS >20 mmHg và nhóm ALNS≤ 20mmHg (p=0,035). ALNS ở nhóm bệnh nhân tử vong cao hơn nhóm sống. Kết luận: Đo áp lực nội sọ qua nhu mô não là kỹ thuật đơn giản, an toàn, ít biến chứng, có hiệu quả trong theo dõi điều trị bệnh nhân chấn thương sọ não nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: Chấn thương sọ não nặng, điều trị, phẫu thuật, áp lực nội sọ
Tài liệu tham khảo
2. Trần Trung Kiên (2011) Đánh giá kết quả đo áp lực nội sọ qua nhu mô não trong những bệnh nhân chấn thương sọ não nặng tại bệnh viện Việt Đức năm 2011. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú các bệnh viện, đại học Y Hà Nội.
3. Abou EL Fadl MH, O,Phelan KH et al (2017). Management of traumatic brain injury: an update. Neurol Clin 35(4):641-653.
4. Cooper DJ, Rosenfel JV, Murray L et al (2011). Decompressive craniectomy in diffuse traumatic brain injury. N Engl J Med 364;16: 1494-502.
5. Miller JD, Butterworth JF, Gudeman SK et al (1981). Further experience in the mannagement of severe head injury. J Neurosurg 54: 289-299.
6. Palmer S, Bader M, Qureshi A et al (2001). The impact of outcomes in a community hospital setting of using the AANS traumatic brain injury guidlines. J Trauma 50(4):657-662.
7. Vella MA, Crandall ML, Patel MB et al (2017). Acute management of traumatic brain injury. Surg Clin North Am 97(5): 1015-1030.