HIỆU QUẢ CAN THIỆP VỀ THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG CONG VẸO CỘT SỐNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC DÂN TỘC KHMER TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Phạm Thanh Vũ1,, Nguyễn Thị Thùy Dương2, Nguyễn Văn Tập3, Nguyễn Hồng Chương4, Trần Phương Nam4, Lê Hồng Nga2, Đinh Văn Quỳnh5, Nguyễn Đức Huệ6, Lâm Minh Quang7, Phạm Nhựt Trọng3, Nguyễn Thanh Trúc3, Phan Thị Diện8
1 Phân Viện khoa học an toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
2 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội
3 Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh
4 Sở Y tế tỉnh Bình Dương
5 Bệnh viện Thành phố Thủ Đức
6 Bệnh viện Răng – Hàm Mặt Trung ương – Thành phố Hồ Chí Minh
7 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
8 Viện Sốt Rét Ký sinh trùng - Côn trùng Thành Phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: đánh giá hiệu quả giải pháp can thiệp về thực hành  về phòng chống cong vẹo cột sống (CVCS) ở học sinh tiểu học dân tộc Khmer tại một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng được tiến hành trên toàn bộ học sinh tại 2 trường can thiệp (453 học sinh) và 2 trường đối chứng (497 học sinh). Thời gian can thiệp được tiến hành trong 1,5 năm (từ tháng 2/2021-5/2022) với các giải pháp truyền thông, giáo dục sức khỏe trực tiếp và gián tiếp cho giáo viên và học sinh, hướng dẫn thực hành tư thế ngồi học đúng cho học sinh tại lớp, khám sàng lọc CVCS định kỳ cho học sinh, cải tạo bàn ghế và chiếu sáng lớp học. Kết quả: Ở trường đối chứng, tỷ lệ thực hành đạt về phòng chống CVCS ở học sinh không thay đổi đáng kể (từ 37,3% lên 38,2%, p>0,05). Trong khi đó tại trường can thiệp, tỷ lệ thực hành đạt trước can thiệp là 38,8% đã tăng lên 67,8% sau can thiệp, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hiệu số thay đổi (DiD) là 28,1% (p<0,05). Kết luận: Các hoạt động can thiệp đã cải thiện có ý nghĩa về thực hành phòng chống CVCS ở học sinh tiểu học, giúp các nhà quản lý y tế có thêm bằng chứng khoa học để đề xuất mở rộng Chương trình can thiệp phòng chống CVCS cho học sinh một cách khả thi và có hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Phương Dung (2015) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tật cong vẹo cột sống ở lứa tuổi học đường tại quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, tr.15-51.
2. Nguyễn Văn Lơ, Kim Thị Huy, Nguyễn Bá Phùng Hưng, et al. (2013) Nghiên cứu thực trạng vệ sinh học đường và bệnh, tật học đường tại các trường tiểu học của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2012, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh, 1 - 10.
3. Đào Thị Mùi (2009) Cong vẹo cột sống ở học sinh phổ thông Hà Nội: Thực trạng và giải pháp can thiệp, Luận án tiến sỹ y học, Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và Tổ chức Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, 175 tr.
4. Nguyễn Phương Sinh, Vũ Thị Tâm (2018) "Thực trạng cong vẹo cột sống ở trẻ từ 6 - 15 tuổi tại tỉnh Thái Nguyên". Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 187 (11), 187 - 191.

5. Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Lành, et al. (2017) Đặc điểm dân số, văn hóa, xã hội và kinh tế của đồng bào Khmer, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, 13-22.
6. Ngô Thanh Vũ, Quan Minh Nhựt (2022) "Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế của người dân tộc Khmer Đồng Bằng Sông Cửu Long". Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Chuyên mục: Quản trị, quản lý (số 22), 56-67.
7. Miñana-Signes V., Monfort-Pañego M., Rosaleny-Maiques S. (2019) "Improvement of knowledge and postural habits after an educational intervention program in school students". Journal of Human Sport & Exercise, Volume 14 (Issue 1), 47-60.
8. Bettany-Saltikov J., Kandasamy G., Van Schaik P., et al. (2019) "School‐based education programmes for improving knowledge of back health, ergonomics and postural behaviour of school children aged 4-18: A systematic review". Campbell Systematic Reviews, 15 (1-2), 1-11.
9. Dugan J.E. (2018) "Teaching the body: A systematic review of posture interventions in primary schools". Educational Review, 70 (5), 643-661.
10. Tinning R. (2001) "Physical education and back health: negotiating instrumental aims andholistic bodywork practices". European Physical Education Review, 7 (2), 191-205.