SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM VIÊM THÂN SỐNG ĐĨA ĐỆM NHIỄM TRÙNG GIỮA NHÓM CẤY VI TRÙNG ÂM TÍNH VÀ NHÓM CẤY VI TRÙNG DƯƠNG TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Viêm thân sống đĩa đệm nhiễm trùng (VTSĐĐNT) là bệnh lý khá thường gặp, tuy nhiên việc chẩn đoán tác nhân gây bệnh còn gặp nhiều khó khăn. Ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về viêm thân sống đĩa đệm được công bố, do đó những thông tin mô tả về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lý còn hạn chế. Mục tiêu: So sánh đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết cục điều trị giữa 2 nhóm viêm thân sống đĩa đệm vi trùng nhóm cấy vi trùng âm tính và nhóm cấy vi trùng dương tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả thực hiện trên những bệnh nhân viêm thân sống đĩa đệm thoả tiêu chí chọn mẫu. Các bệnh nhân được chia thành 2 nhóm dựa trên bằng chứng xác định vi khuẩn gây bênh (nhóm VTSĐĐNT cấy vi trùng dương tính và nhóm VTSĐĐNT cấy vi trùng âm tính). Thông tin thu thập bao gồm triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm sinh hoá, kết quả cấy máu, cấy dịch sinh thiết cột sống, kết quả và hình ảnh cộng hưởng từ cột sống được lấy trên phần mềm PACS. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi bao gồm 42 bệnh nhân VTSĐĐNT, trong đó có 15 ca cấy vi trùng dương tính (35,7%) và 27 ca cấy vi trùng âm tính (64,3%). Nhóm VTSĐĐNT cấy vi trùng dương tính có nồng độ CRP máu, bạch cầu máu, tỷ lệ áp xe cơ psoap cao hơn so với nhóm VTSĐĐNT cấy vi trùng âm tính có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Tỷ lệ tái phát VTSĐĐNT của nhóm cấy dương tính là 6,67% và của nhóm cấy âm tính là 25,93%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,222). Kết luận: Những bệnh nhân VTSĐĐ cấy vi trùng dương tính có tỷ lệ thấp hơn nhóm cấy âm tính. Tỷ lệ áp xe cơ psoap, nồng độ CRP, bạch cầu máu ở nhóm nuôi cấy dương tính cao hơn nhóm cấy vi trùng âm tính. Tỷ lệ tái phát VTSĐĐNT của 2 nhóm cấy vi trùng âm tính và dương tính khác biệt không ý nghĩa thống kê.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
: viêm thân sống đĩa đệm, nuôi cấy vi trùng âm tính, nuôi cấy vi trùng dương tính
Tài liệu tham khảo
2. Fantoni M, Trecarichi EM, Rossi B, et al. Epidemiological and clinical features of pyogenic spondylodiscitis. European Review for Medical & Pharmacological Sciences. 2012;16
3. Issa K, Diebo BG, Faloon M, et al. The epidemiology of vertebral osteomyelitis in the United States from 1998 to 2013. Clinical Spine Surgery. 2018;31(2):E102-E108.
4. Russo A, Graziano E, Carnelutti A, et al. Management of vertebral osteomyelitis over an eight-year period: The UDIPROVE (UDIne PROtocol on VErtebral osteomyelitis). International Journal of Infectious Diseases. 2019; 89:116-121.
5. Yu D, Kim SW, Jeon I. Antimicrobial therapy and assessing therapeutic response in culture-
negative pyogenic vertebral osteomyelitis: A retrospective comparative study with culture- positive pyogenic vertebral osteomyelitis. BMC Infectious Diseases. 2020;20:1-8.
6. Kim J, Kim Y-S, Peck KR, et al. Outcome of culture-negative pyogenic vertebral osteomyelitis: comparison with microbiologically confirmed pyogenic vertebral osteomyelitis. Elsevier; 2014: 246-252.
7. Yu D, Kim SW, Jeon I. Antimicrobial therapy
and assessing therapeutic response in culture- negative pyogenic vertebral osteomyelitis: A retrospective comparative study with culture- positive pyogenic vertebral osteomyelitis. BMC Infectious Diseases. 2020;20(1):1-8.
8. McHenry MC, Easley KA, Locker GA. Vertebral osteomyelitis: long-term outcome for 253 patients from 7 Cleveland-area hospitals. Clinical Infectious Diseases. 2002;34(10):1342-1350.