ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU PHƯƠNG PHÁP LỌC MÀNG BỤNG SỚM DÀNH CHO BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát phương pháp lọc màng bụng (LMB) sớm dành cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC) tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu, mô tả các bệnh nhân (BN) STMGĐC chưa có kế hoạch lọc máu trước đó, LMB sớm được định nghĩa trong vòng 2 tuần sau khi đặt catheter, thực hiện từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 05 năm 2023. Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nhận vào và tiêu chuẩn loại trừ sẽ được ghi nhận các thông số kê toa LMB , tỉ lệ biến chứng trong tháng đầu và hai tháng kế tiếp, kết cục ngắn hạn sau 3 tháng. Kết quả: 68 BN LMB sớm được đưa vào nghiên cứu (tuổi trung bình 59,63±12,9; nữ:nam là 3:2). Trung vị số ngày chờ (khoảng thời gian từ lúc đặt catheter đến lúc bắt đầu thay dịch) là 4 ngày (tứ phân vị 4-5). Bệnh nhân được LMB bằng máy tự động ở tư thế nằm với đặc điểm kê toa ngày đầu tiên như sau: thể tích dịch châm ban đầu là 600 mL, thời gian 6 giờ, thể tích trao đổi là 5000 mL/ngày. Trong tháng đầu, có 19,1 % BN có biến chứng (10,3% liên quan nhiễm khuẩn và 14,7% liên quan cơ học). Trong 3 tháng đầu, có 8 BN bị suy chức năng catheter phải mổ lại (5 trường hợp do vòi trứng
chui vào catheter và 3 trường hợp do mạc nối bám). Kết cục ngắn hạn 3 tháng có 100% BN tiếp tục LMB với các chỉ số sinh hoá cải thiện (ure, hemoglobin, albumin máu). Kết luận: Lọc màng bụng sớm là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả và dễ tiếp cận đối với BN STMGĐC chưa có kế hoạch lọc máu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy thận mạn giai đoạn cuối, lọc máu chưa có kế hoạch, lọc màng bụng sớm
Tài liệu tham khảo
2. Liyanage T, Toyama T, Hockham C, et al. Prevalence of chronic kidney disease in Asia: a systematic review and analysis. BMJ Global Health 2022; 7: e007525. doi: 10.1136/bmjgh-2021- 007525.
3. Phongphithakchai A, Dandecha P, Raksasuk S and Srithongkul T. Urgent-start peritoneal dialysis for end-stage renal diseases: literature review and worldwide evidence-based practice. Renal Replacement Therapy 2021, 7: 65. https://doi.org/10.1186/s41100-021-00384-2.
4. Povlsen J, JV, Ivarsen P. How to start the late referred ESRD patient urgently on chronic APD. Nephrol Dial Transplant 2006; 21(Suppl 2): ii56- ii59. Doi:10.1093/ndt/gfl192.
5. Xu D, Liu T, Dong J. Urgent-start peritoneal dialysis complications: Prevalence and Risk factors. Am J Kidney Dis. 2017; 70 (1): 102-110.
6. Yaxley J, Scott T. Urgent-start peritoneal dialysis. Nephrologia 2023; 43(3): 293-301.
7. Ye H, Yang X, Yi C, et al. Urgent-start peritoneal dialysis for patients with end-stage renal disease: a 10-year retrospective study. BMC Nephrology 2019; 20: 238.
https://doi.org/10.1186/s12882-019-1408-9.
8. Zang X, Du X, Li L, et al. Complications and outcomes of urgent-start peritoneal dialysis in elderly patients with end-stage renal disease in China: a retrospective cohort study. BMJ Open 2020; 10: e032849. doi: 10:10.1136/bmjopen- 2019-032849.