NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI BẢY CHẤT PHỤ GIA CÓ TRONG THỰC PHẨM BẰNG PHƯƠNG PHÁP HPLC – PDA

Trần Thùy Trang1, Nguyễn Thị Ngọc Vân1,, Mai Lê Gia Ngân1, Dương Tuyết Ngân1, Nguyễn Huỳnh Kim Ngân2, Dương Ngọc Châu3
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Công ty kiểm nghiệm warrantek
3 Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm TP. Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chất bảo quản và chất tạo ngọt được sử dụng phổ biến trong ngành công nghệ thực phẩm. Tuy nhiên, nếu sử dụng chất phụ gia không đúng quy định có thể gây những tác động có hại cho sức khỏe như quái thai, nguy cơ phát triển ung thư, gây độc cho ruột, thúc đẩy tăng cân và đái tháo đường type 2. Mục tiêu: 1. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng các chất phụ gia: nhóm chất bảo quản (natri benzoat, kali sorbat) và chất tạo ngọt (acesulfam K, aspartam, saccharin, alitam, neotam) bằng phương pháp HPLC – PDA. 2. Ứng dụng quy trình để phân tích các chất phụ gia trong mẫu thực phẩm. Đối tượng và phương pháp: Nhóm chất bảo quản (natri benzoat, kali sorbat) và chất tạo ngọt (acesulfam K, aspartam, saccharin, alitam, neotam) trong mẫu bánh bông lan và chả lụa trên thị trường được định lượng đồng thời bằng phương pháp HPLC- PDA. Kết quả: Điều kiện sắc ký: cột Kromasil C18 (150mm× 4,6mm; 5µm); pha động: Methanol : đệm NaH2PO4 0,02M (pH 3,5) theo chương trình gradient, bước sóng phân tích 220 nm, tốc độ dòng: 1 mL/phút; nhiệt độ cột 30oC, thể tích tiêm mẫu: 20 μL. Quy trình được thẩm định với độ thu hồi của phương pháp từ 80– 110% và RSD trong khoảng 0,12–5,46%, giá trị LOD và LOQ lần lượt là 0,8-10 µg/mL và 2,6-34 µg/mL. Kết luận: Xây dựng được quy trình định lượng đồng thời 7 chất phụ gia trên thực phẩm. Phương pháp đã ứng dụng định lượng thành công trên 23 mẫu bánh bông lan và 18 mẫu chả lụa trên thị trường

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30
tháng 08 năm 2019 quy định mức sử dụng tối đa



phụ gia trong thực phẩm. 2019.
2. AOAC. Appendix K: Guidelines for Dietary Supplements and Botanicals. 2019.
3. Feingold B.F. Food additives and child development. Hospital Practise. 1973; 21 (11–12), pp. 17–1.
4. Fatma Turak, et al. PLS-UV Spectrophotometric Method for the Simultaneous Determination of Ternary Mixture of Sweeteners (Aspartame, Acesulfame-K and Saccharin) in Commercial Products. Innovations in Chemical Biology. 2009; pp.305-311.
5. Rohmah, S. A. A., Muadifah, et al. Validasi Metode Penetapan Kadar Pengawet Natrium Benzoat pada Sari Kedelai di Beberapa Kecamatan di Kabupaten Tulungagung Menggunakan Spektrofotometer Uv-Vis. Jurnal Sains dan

Kesehatan. 2011; 3(2), pp. 120-127.
6. Tungkijanansin, N., Alahmad, W., Nhujak, T., et al. Simultaneous determination of benzoic acid, sorbic acid, and propionic acid in fermented food by headspace solid-phase microextraction followed by GC-FID. Food chemistry. 2020; 329, pp.127-161.
7. Tuormaa T.E. The adverse effects of food additives on health: a review of the literature with special emphasis on childhood hyperactivity. Journal of Orthomolecular Medicine. 1994; 9, pp. 225–243.
8. Zengin N., Yüzbas ıog˘lu D., Ünal F., Yılmaz S., Aksoy H. The evaluation of the genotoxicity of two food preservatives: Sodium benzoate and potassium benzoate. Food and Chemical Toxicology. 2011; 49, pp. 763 – 769.