ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, MÔ BỆNH HỌC CÁC TỔN THƯƠNG TIỀN UNG THƯ VÀ UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO VẢY BỀ MẶT NHÃN CẦU

Lê Thị Kim Dung1,, Nguyễn Thu Thủy 2, Hoàng Anh Tuấn 2
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học (MBH) các tổn thương tiền ung thư và ung thư biểu mô (UTBM) tế bào vảy bề mặt nhãn cầu (BMNC). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (NC): NC mô tả hồi cứu trên 69 hồ sơ bệnh án u BMNC  là các tổn thương tiền ung thư và UTBM tế bào vảy điều trị tại BV Mắt Trung ương từ tháng 4 năm 2018 đến hết tháng 3 năm 2023. Kết quả: NC được tiến hành trên 69 người bệnh, gồm 50 nam và 19 nữ. Tuổi trung bình là  65.78 ± 15.28 tuổi. Có 69 người bệnh mắc bệnh tại một mắt (100%). Tỷ lệ tổn thương tiền UTBM tế bào vảy BMNC là 43.5%, tổn thương ung thư là 56.5%. Vị trí tổn thương trên BMNC chủ yếu là tại vùng rìa với 87%. Dạng nhú phổ biến hơn với 49.3% và có độ ác tính cao hơn so với hai dạng còn lại.Thời gian bị bệnh tỷ lệ thuận với kích thước (p<0.05) nhưng không có sự liên quan với độ rộng tổn thương (p>0.05). Độ ác tính (p<0.05) tỷ lệ thuận với thời gian bị bệnh, kích thước và độ rộng (p<0.05) nhưng không có sự liên quan với độ xâm lấn giác mạc của tổn thương (p>0.05). Kết luận: Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới, người cao tuổi, thường xảy ra ở 1 mắt, vị trí tổn thương phần lớn thuộc vùng rìa kết giác mạc. Dạng nhú phổ biến hơn và ác tính hơn so với 2 dạng còn lại. NC chỉ ra có sự liên quan về lâm sàng như: thời gian bị bệnh tỷ lệ thuận với kích thước tổn thương; liên quan giữa lâm sàng và độ ác tính như: độ ác tính tỷ lệ thuận với thời gian bị bệnh, kích thước và độ rộng tổn thương.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shields C.L. and Shields J.A. (2004). Tumors of the conjunctiva and cornea. Surv Ophthalmol, 49(1), 3–24.
2. Nasreen A. Syed, et al (2020–2021). Section 04: Ophthalmic Pathology and Intraocular Tumor. Basic and Clinical Science CourseTM.
3. Lee G.A. and Hirst L.W. (1995). Ocular surface squamous neoplasia. Surv Ophthalmol, 39(6), 429–450.
4. Nguyễn Thu Thủy (2012), NC chẩn đoán và điều trị u biểu mô bề mặt nhãn cầu, Luận văn tiến sĩ Trường Đại học Y Hà Nội, 52-89.
5. Hossain R.R. and McKelvie J. (2022). Ocular surface squamous neoplasia in New Zealand: a ten-year review of incidence in the Waikato region. Eye (Lond), 36(8), 1567–1570.
6. Tunc M., Char D.H., Crawford B., et al. (1999). Intraepithelial and invasive squamous cell carcinoma of the conjunctiva: analysis of 60 cases. Br J Ophthalmol, 83(1), 98–103.
7. Gichuhi S., Sagoo M.S., Weiss H.A., et al. (2013). Epidemiology of ocular surface squamous neoplasia in Africa. Trop Med Int Health, 18(12), 1424–1443.
8. Hertle R.W., Durso F., Metzler J.P., et al. (1991). Epibulbar squamous cell carcinomas in brothers with Xeroderma pigmentosa. J Pediatr Ophthalmol Strabismus, 28(6), 350–353.