ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN SAN HÔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH HẢI DƯƠNG NĂM 2020

Minh An Nguyễn 1,, Hải Hùng Đỗ 2
1 Trường cao đẳng y tế Hà Nội
2 BV đa khoa tỉnh Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết điều trị sỏi thận san hô bằng phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương năm 2020. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang 52 bệnh nhân sỏi thận san hô được điều trị bằng tán sỏi nội soi qua da đường hầm nhỏ tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Kết quả: Tuổi trung bình: 54,9 ± 11,9 tuổi; Kích thước sỏi trung bình trên cắt lớp vi tính là 28,1 ± 5,6 mm; Số lượng sỏi: 69,2% có 1 viên, 7,7% có 2 viên và 23,1% có từ 3 viên trở lên; Phân loại sỏi: Sỏi san hô toàn phần 2/52 bệnh nhân, sỏi san hô bán phần 50/52 bệnh nhân (chiếm 96,2%); Số lần chọc dò: 84,6% 1 lần chọc, 11,5% 2 lần chọc và 3,8% 3 lần chọc dò; Số đường hầm: 1 đường hầm 37/52 bệnh nhân (chiếm 71,2%), 2 đường hầm 15/52 bệnh nhân (chiếm 28,8%); Thời gian chọc dò: 13,31 ± 6,14 phút; Tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật là 13/52 bệnh nhân (chiếm 25,0%); Tỷ lệ sạch sỏi sau 3 ngày là: 67,3%, sau 1 tháng là 80,8%; Kết quả chung sau phẫu thuật: Tốt 67,3%, trung bình 30,8%, xấu 1,9%. Kết luận: Điều trị sỏi thận san hô bằng phương pháp tán sỏi nội soi qua da tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương là phương pháp an toàn, hiệu quả với tỷ lệ sạch sỏi cao và tai biến biến chứng thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trương Phạm Ngọc Đăng, Nguyễn Văn Ân, Nguyễn Ngọc Châu (2015), “Đánh giá hiệu quả của tán sỏi thận qua da bằng siêu âm trong sỏi bán san hô”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 19, số 1,17-23.
2. Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Tân Cương, Trần Lê Linh Phương (2007), “Phẫu thuật lấy sỏi thận qua da”, Ngoại khoa tập 57, tr. 35-41.
3. Rassweiler J.J, C. Renner And F. Eisenberger (2000). The management of complex renal stones. BJU International (2000), 86, 919-928
4. Pierre A. Clavien, Jeffrey Barkun, Michelle L. de Oliveira (2009), “The Clavien-Dindo Classification of Surgical Complications Five-Year Experience”, Annals of Surgery, Volume 250, Number 2, August 2009
5. Hoàng Long và CS (2016), “Kết quả tán sỏi thận qua da bằng holmium laser tại bệnh viện đại học Y Hà Nội”, Y học Việt Nam. 445, tháng 8, số đặc biệt, tr. 62-71.
6. Ahmed R. El-Nahas, Ibrahim Eraky, Ahmed A. Shokeir (2012). Percutaneous nephrolithotomy for treating staghorn stones: 10 years of experience of a tertiary-care centre. Arab Journal of Urology 10, 324–329
7. Võ Phước Khương, (2012), “Lấy sỏi qua da với đường vào thận từ đài dưới trong điều trị sỏi thận phức tạp”, Y học TP. Hồ Chí Minh phụ bản số 3, 203-207.
8. Shun‑Kai Chang, Ian‑Seng Cheong. Pressure compression of the cccess tract for tubeless percutaneous nephrolithotomy. Urol Sci, 30, 19-23.