KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG CHÈN ÉP THẦN KINH TRỤ VỊ TRÍ RÃNH RÒNG RỌC KHUỶU TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108

Nguyễn Kha Uy 1,, Nguyễn Việt Nam 2, Lô Quang Nhật 1, Nguyễn Điện Thành Hiệp 2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh trụ vị trí rãnh ròng rọc khuỷu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bao gồm 57 bệnh án và BN đã được chẩn đoán xác định mắc hội chứng chèn ép thần kinh trụ vị trí rãnh ròng khuỷu và được phẫu thuật giải chèn ép thần kinh trụ vị trí rãnh ròng rọc khuỷu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2019-1/2023. Thời điểm phẫu thuật trung bình: 8 tháng (3- 15 tháng), thời gian đánh giá cuối sau phẫu thuật trung bình 26,37 tháng (6 – 53 tháng). Kết quả: 57 bệnh nhân trong nghiên cứu có 15 bệnh nhân là nữ (26,3%), tuổi trung bình 48,7 ± 14,9 tuổi (10 - 75). Tay tổn thương bên trái chiếm 49,1%, tay phải chiếm 47,4%, cả 2 bên chiếm 3,5%. Thời gian mắc bệnh trung bình là 8 tháng(3-15). Thời gian cuối sau phẫu thuật: 26,37 ± 14,29 tháng. Các triệu chứng trên thang điểm Quick DASH, BMRC và test phân biệt 2 điểm đều cho kết quả cải thiện đáng kể sau phẫu thuật ≥6 tháng(p<0,05) so với kết quả trước phẫu thuật. Tỉ lệ biến chứng gần và xa thấp chiếm 7,02%. Kết luận: Phẫu thuật điều trị hội chứng chèn ép thần kinh trụ vị trí rãnh ròng rọc khuỷu bằng phương pháp giải chèn ép tại chỗ cho kết quả tốt, thời gian phục hồi nhanh, ít tai biến và biến chứng sau mổ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Osei D.A., Groves A.P., Bommarito K. và cộng sự. (2017). Cubital Tunnel Syndrome: Incidence and Demographics in a National Administrative Database. Neurosurgery, 80(3), 417–420.
2. Li M., He Q., Hu Z. và cộng sự. (2015). Applied anatomical study of the vascularized ulnar nerve and its blood supply for cubital tunnel syndrome at the elbow region. Neural Regen Res, 10(1), 141–145.
3. Nakashian M.N., Ireland D., và Kane P.M. (2020). Cubital Tunnel Syndrome: Current Concepts. Curr Rev Musculoskelet Med, 13(4), 520–524.
4. Carlton A. và Khalid S.I. (2018). Surgical Approaches and Their Outcomes in the Treatment of Cubital Tunnel Syndrome. Front Surg, 5, 48.
5. Kelly B.J. và Hughes T. (2013). Treatment Options for Cubital Tunnel Syndrome. .
6. Wang Y., Sunitha M., và Chung K.C. (2013). How to Measure Outcomes of Peripheral Nerve Surgery. Hand Clin, 29(3), 349–361.
7. Schreuders T.A.R., Roebroeck M.E., Jaquet J.-B. và cộng sự. (2004). Long-term outcome of muscle strength in ulnar and median nerve injury: comparing manual muscle strength testing, grip and pinch strength dynamometers and a new intrinsic muscle strength dynamometer. J Rehabil Med, 36(6), 273–278.
8. Dützmann S., Martin K.D., Sobottka S. và cộng sự. (2013). Open vs retractor-endoscopic in situ decompression of the ulnar nerve in cubital tunnel syndrome: a retrospective cohort study. Neurosurgery, 72(4), 605–616; discussion 614-616.
9. Bacle G., Marteau E., Freslon M. và cộng sự. (2014). Cubital tunnel syndrome: comparative results of a multicenter study of 4 surgical techniques with a mean follow-up of 92 months. Orthop Traumatol Surg Res OTSR, 100(4 Suppl), S205-208.
10. Schmidt S., Kleist Welch-Guerra W., Matthes M. và cộng sự. (2015). Endoscopic vs Open Decompression of the Ulnar Nerve in Cubital Tunnel Syndrome: A Prospective Randomized Double-Blind Study. Neurosurgery, 77(6), 960–970; discussion 970-971.