KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ PHÌNH MẠCH NÃO VỠ BẰNG VI PHẪU THUẬT KẸP CỔ TÚI PHÌNH TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Nguyễn Đình Hưởng 1,, Phạm Thị Thanh Huyền 2, Nguyễn Hữu Quý 1
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị túi phình động mạch não bằng phẫu thuật kẹp clip vi phẫu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu, trên 31 bệnh nhân mắc bệnh phình động mạch não có chỉ định phẫu thuật kẹp clip túi phình Khoa Ngoại Thần kinh- Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 9/2019 đến 10/2022. Kết quả: Về mặt lâm sàng, tại thời điểm ra viện, 77,4% bệnh nhân phục hồi tốt (GOS 4 và 5 điểm), kết quả trung bình (GOS 3 điểm) chiếm 9,7%, kết quả xấu (GOS 2 điểm) chiếm 9,7%. Có 1 bệnh nhân tử vong (1 điểm) chiếm 3,2%. Tỉ lệ cải thiện sau 3 tháng chiếm 36,7%. Chụp CTA kiểm tra sau mổ, kết quả 97,4% túi phình được loại bỏ hoàn toàn. Kết luận: Phình động mạch não vỡ chiếm tỉ lệ khá thấp nhưng để lại nhiều hậu quả nặng nề. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh phình động mạch nhưng phẫu thuật vẫn có nhiều ưu điểm riêng, vẫn đang tiếp tục được cải thiện nhằm đem lại kết quả điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Minh Hải (2014), Nghiên cứu chẩn đoán và điều trị phẫu thuật túi phình động mạch não vỡ, Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y Hà Nội.
2. Đặng Việt Sơn (2019), Đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả điều trị phẫu thuật vỡ túi phình động mạch cảnh trong đoạn trong sọ, Luận án Tiến sỹ, Đại học y Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Sơn (2010), Nghiên cứu lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và điều trị vi phẫu thuật kẹp túi phình động mạch não trên lều đã vỡ, Luận án Tiến sỹ y học, Học viện Quân Y.
4. Võ Bá Tường (2020), "Đánh giá kết quả điều trị phình động mạch não bằng phẫu thuật kẹp clip vi phẫu", Tạp Chí Y Học Lâm Sàng. Số 59/2020, tr. 11-19.
5. N. Etminan et al (2019), "Worldwide Incidence of Aneurysmal Subarachnoid Hemorrhage According to Region, Time Period, Blood Pressure, and Smoking Prevalence in the Population: A Systematic Review and Meta-analysis", JAMA Neurol. 76(5), tr. 588-597.
6. N. Etminan et al (2022), "European Stroke Organisation (ESO) guidelines on management of unruptured intracranial aneurysms", Eur Stroke J. 7(3), tr. V.
7. B. N. Jaja et al (2015), "Prognostic value of premorbid hypertension and neurological status in aneurysmal subarachnoid hemorrhage: pooled analyses of individual patient data in the SAHIT repository", J Neurosurg. 122(3), tr. 644-52.
8. M. Pegoli et al (2015), "Predictors of excellent functional outcome in aneurysmal subarachnoid hemorrhage", J Neurosurg. 122(2), tr. 414-8.
9. Edoardo Picetti et al (2022), "Early management of patients with aneurysmal subarachnoid hemorrhage in a hospital with neurosurgical/neuroendovascular facilities: a consensus and clinical recommendations of the Italian Society of Anesthesia and Intensive Care (SIAARTI)—part 2", Journal of Anesthesia, Analgesia and Critical Care. 2(1), tr. 21.